Tổng quan thoát vị đùi

Thoát vị đùi(TVĐ) là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua vùng cơ yếu tam giác Scarpa xuống mặt trước đùi. Tình trạng này chủ yếu gặp ở phái nữ và tỷ lệ nghẹt chiếm rất cao khoảng từ 53 – 65%. Đây được xem là bệnh lý nguy hiểm, tiến triển nhanh và để lại nhiều biến chứng. Vậy nên cần phải phát hiện sớm các triệu chứng và tiến hành lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp nhằm sớm ổn định sức khỏe, hạn chế nguy cơ tái phát.

Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thoát vị đùi

Thông tin về thoát vị đùi

Triệu chứng

Thoát vị đùi thường có những dấu hiệu không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Vì vậy khi thấy những triệu chứng dưới đây phải theo dõi và được thăm khám từ bác sĩ:

  • Khi hoạt động đi lại quá nhiều hoặc chịu tác động lực lớn lên chân thì khi duỗi chân thường sẽ xuất hiện biểu hiện những khối phồng kèm đau nhức.
  • Thỉnh thoảng sẽ gặp triệu chứng phù một chân, đặc biệt là vào buổi chiều.
  • Hình thành nên một số triệu chứng như khó chịu, đau nhức tại vùng bẹn hoặc đùi.
  • Xuất hiện các khối phồng nhỏ, không đau, mềm, nằm ở vị trí tam giác Scarpa.
  • Triệu chứng của thoát vị đùi biểu hiện như: buồn nôn, nôn, đau, nhịp tim nhanh và táo bón nặng.

tong-quan-thoat-vi-dui

Bên cạnh đó còn một các yếu tố gây ra nguy cơ mắc bệnh thoát vị đùi như: 

  • Theo thống kê cho thấy nam giới thường có nguy cơ bị TVĐ hơn so với nữ giới.
  • Tiền sử gia đình có người bị thoát vị đùi
  • Người bị bệnh về phổi hay xơ nang cũng có nguy cơ cao bị thoát vị đùi
  • Có thói quen hút thuốc lá không bỏ được
  • Người bị ho mãn tính
  • Nguyên nhân hàng đầu gây nên TVĐ do táo bón mãn tính sẽ dẫn đến gắng sức khi đi cầu
  • Người bị tăng cân.
  • Người đã mang thai nhiều lần vì khi mang thai nhiều cơ bụng đã bị suy yếu, tăng áp lực trong ổ bụng.

Nguyên nhân

Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào xác định được nguyên nhân hình thành thoát vị ở đùi. Tuy nhiên, bước đầu thăm khám và trải qua nghiên cứu có thể tổng quan thành một số nguyên nhân sau:

  • Bệnh nhân mắc thoát vị ở đùi bẩm sinh, đặc biệt đến giai đoạn trưởng thành bệnh bắt đầu bộc phát rõ ràng. 
  • Phụ nữ mang thai nhiều lần
  • Trong quá trình sinh đẻ khung xương chậu không co giãn hoặc co giãn ít 
  • Quá trình sinh hoạt, lao động quá sức, mang vác vật nặng hoặc cố gắng đại tiện khi táo bón.
  • Cơ thể thừa cân nặng
  • Người thường xuyên ho.

Thông tin về thoát vị đùi

Chẩn đoán

Thoát vị đùi xảy ra chủ yếu ở phụ nữ, khối phồng thường có kích thước nhỏ

Với việc chẩn đoán bệnh thoát vị đùi bác sĩ thường sẽ khám thực thể, xem xét các triệu chứng để đưa ra kết luận.

Ngoài những biểu hiện lâm sàng như là khối phình to hay gây đau ở đùi thì cần phải làm thêm các cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Điện tâm đồ
  • Chụp X quang ngực.

Điều trị

Để điều trị tình trạng thoát vị đùi thì hiện nay bác sĩ sẽ áp dụng cho người bệnh đeo băng hoặc phẫu thuật

  • Đeo băng đây được xem là biện pháp điều trị tạm thời, được áp dụng với những đối tượng cao tuổi, già yếu hay sức khỏe kém hoặc không đủ điều kiện cần thiết để phẫu thuật.
  • Phương pháp phẫu thuật thường được tiến hành tại tam giác Scarpa, vị trí trên cung đùi, trước khối phình. Phương pháp phẫu thuật này được tiến hành cho bệnh nhân như sau: 
  • Đầu tiên rạch trên da một đường thẳng từ cung đùi đến vị trí thoát vị.
  • Sau đó sử dụng các dụng cụ cần thiết nhằm tách túi thoát vị theo thứ tự từ lớp xơ mỡ đến các cổ túi thoát vị.
  • Muốn để lộ cổ thoát vị thì bác sĩ phải thực hiện cắt cung đùi.
  • Tiếp đến thực hiện kiểm tra các tạng thoát vị sau khi mở túi thoát vị và đưa chúng về vị trí ổ bụng.
  • Sau khi đưa chúng về vị trí ổ bụng thì phải thực hiện khâu xuyên miệng của túi thoát vị và ổn định vào thành bụng.
  • Cuối cùng tiến hành vệ sinh rồi khâu phục hồi thành bụng.

Sau khi cuộc phẫu thuật hoàn thành thì bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kê thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc có tác dụng nhuận tràng mức độ nhẹ để nhằm hạn chế đi tình trạng gắng sức rặn của bệnh nhân khi đi đại tiện.

Thông tin về thoát vị đùi

Phòng bệnh

Thoát vị đùi là bệnh lý nguy hiểm vì thế cần nên phòng tránh trước khi căn bệnh này xảy đến với bản thân. Vì vậy để phòng bệnh thoát vị đùi cần phải lưu tâm các vấn đề sau:

  • Chế độ ăn uống phải có nhiều chất xơ và uống nhiều nước để ngăn chặn táo bón và phải gắng sức khi đi cầu.
  • Đảm bảo duy trì được trọng lượng cơ thể ở mức vừa đủ, không quá gầy cũng không quá béo.
  • Hạn chế một số công việc đòi hỏi làm quá sức, khuân vác nặng.

Trên đây là bài viết về thoát vị đùi, mong rằng bài viết này sẽ đem đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh này đặc biệt là nữ giới vì loại bệnh này thường xảy ra ở nữ giới cao hơn. Và đừng quên học cách phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe chính mình cũng như cho gia đình của bạn.

>>>Xem thêm: Tổng quan thoát vị bẹn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *