Tổng quan thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là tình trạng một tạng trong ổ bụng ra khỏi vị trí ban đầu của nó, thông qua một khu vực của ống bẹn để xuống bìu. Đây là loại thoát vị thường gặp trong thoát vị ở thành bụng. Thoát vị bẹn là bệnh lý thường gặp ở nam giới, ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy tức vùng bẹn bìu, bẹn bìu to lên cũng không gây đau. Nhưng khi người bệnh hạn chế vận động bẹn bìu sẽ không còn cảm giác tức nữa và khối bìu cũng giảm xuống. Vậy cho nên rất nhiều người chủ quan không điều trị khi có triệu chứng. Thoát vị bẹn thường sẽ xảy ra ở những người cao tuổi có các cơ thành ổ bụng bị suy giảm, những người hay làm việc nặng nhọc hay người bị táo bón kéo dài. Bên cạnh đó những người đang mắc các bệnh như tràn dịch tinh mạc, u nang thừng tinh,… cũng sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh thoát vị bẹn cao hơn so với những người bình thường

Và bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin rõ hơn về bệnh thoát vị bẹn để có thể thăm khám kịp thời.

Thông tin về thoát vị bẹn

Triệu chứng

Hầu hết các triệu chứng của thoát vị bẹn thường không gây cảm giác đau cho bệnh nhân, phát hiện ra bệnh thường là tình cờ đi thăm khám vùng bẹn. Các triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh thoát vị bẹn:

  • Người bệnh sẽ thấy một khối phòng xuất hiện ở vùng bẹn. Khối phòng này sẽ tự mất đi khi được thư giãn hoặc có thể sẽ tăng kích thước lên khi tăng áp lực từ ổ bụng như ho, khóc, rặn, hắt hơi hay mang vác nặng.
  • Đối với phái nam khi khối thoát vị xuống tới tận bìu thì sẽ khiến một bên bìu to bất thường hơn so với bên còn lại.
  • Sờ thấy khối thoát vị mềm, người bệnh có thể đẩy khối thoát vị lên bằng tay
  • Khối thoát vị thường không đau, đôi khi cảm giác tức nhẹ hoặc nặng.
  • Đau và có khối phồng ra ở bẹn khi nâng một vật nặng hay khi rặn, ho và chúng biến mất khi nằm xuống 
  • Có cảm giác bị co kéo hay là đau lan xuống bìu, da bìu bị sưng đỏ 

Thoát vị bẹn thường không gây ra những triệu chứng bất thường đối với các bộ phận khác. Nếu có triệu chứng thường sẽ đi kèm là do các bệnh lý liên quan như bướu lành tiền liệt tuyến, u đại tràng, viêm phế quản mạn,…

Thông tin về thoát vị bẹn

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia nguyên nhân của bệnh thoát vị bẹn là do những điều dưới đây:

  • Bẩm sinh: Do cấu trúc trong ống bẹn, bình thường ống này sẽ bị đóng là sau khi sinh nhưng vì một yếu tố nào đó mà ống bẹn không được đóng lại, vậy nên các thành phần trong ổ bụng chui qua ống này tạo nên túi thoát vị gián tiếp.
  • Mang thai hoặc có khối u lớn trong bụng
  • Bị táo bón hoặc bệnh gây ho mãn tính
  • Đã từng bị thoát vị ở bẹn từ trước
  • Táo bón kéo dài trong nhiều năm, hoặc mắc bệnh u đại tràng
  • Làm công việc đòi hỏi phải đứng trong thời gian dài

Chẩn đoán

Chẩn đoán thoát vị bẹn là chẩn đoán lâm sàng cho bệnh nhân đứng ở tư thế đứng, ho hoặc rặn. Khi bệnh nhân thực hiện bác sĩ có thể sẽ nhìn thấy khối phồng lên ở vùng bẹn và dùng các ngón tay để làm các nghiệm pháp xác định đó là khối thoát vị.

Ngoài ra để chẩn đoán chính xác hơn bệnh TVB bác sĩ sử dụng một số kỹ thuật dưới đây:

  • Siêu âm: Giúp đánh giá được vị trí, tính chất và nội dung bên trong của khối thoát vị, đo kích thước và đánh giá tình trạng tưới máu, nhằm giúp tiên lượng điều trị.
  • Phương pháp CT scanner: Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác tình hình hiện tại của người bệnh thông qua những biểu hiện rõ ràng trên màn hình scan, tuy nhiên kỹ thuật này ít được sử dụng vì khá tốn kém.

Thông tin về thoát vị bẹn

Điều trị

Đối với phương pháp điều trị thoát vị bẹn được chia ra hai lứa tuổi. Trẻ sơ sinh bị thoát vị bẹn bẩm sinh thì sẽ chờ ống phúc tinh mạc tự bít. Còn đối với trẻ nhỏ và người lớn thì sẽ có hai phương pháp điều trị đó là mổ nội soi và phẫu thuật mở.

  • Mổ nội soi: Là phương pháp cho trường hợp bệnh nhân bị thoát vị bẹn nặng. Bác sĩ sẽ rạch một số đường nhỏ trên bụng dùng một ống có camera ở đầu và các dụng cụ chuyên dụng để gia cố ở vùng bẹn. Phương pháp này được đánh giá cao vì ít xâm lấn vào các bộ phận khác, sẹo nhỏ và mau phục hồi. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có máy móc cũng như phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm.
  • Phẫu thuật mở: Là phương pháp bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật rạch một đường lớn ở vùng bẹn để đưa các cơ quan trở lại vị trí trong ổ bụng và gia cố lại thành bụng vùng bẹn bằng cân cơ hoặc lưới nhân tạo tùy vào từng trường hợp bệnh nhân. Tỉ lệ tái phát lại thoát vị sau khi sử dụng phương pháp này là rất thấp, tuy nhiên thời gian hồi phục sẽ chậm hơn so với phương pháp phẫu thuật nội soi. 

Thông tin về thoát vị bẹn

Phòng bệnh

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá để tránh nguy cơ bị ho mãn tính
  • Chế độ ăn nhiều chất xơ, dễ tiêu, tránh gây táo bón mãn tính
  • Hạn chế những công việc đòi hỏi phải đứng trong một thời gian dài hoặc công việc chân tay nặng
  • Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát những bệnh lý có nguy cơ dẫn tới thoát vị bẹn trong tương lai

>>>Xem thêm: Tổng quan bệnh trĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *