Tổng quan bệnh trĩ

Bệnh trĩ không đơn giản chỉ là bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Mà đây là bệnh của một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn rồi mô liên kết và được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Căn bệnh trĩ được hiểu như là các đám rối mạch máu trong ống hậu môn, khi máu không được lưu thông hoặc bị ứ đọng lại tĩnh mạch căng và giãn dần, tuỳ vào từng mức độ gây nên nhiều hay ít búi trĩ. Tĩnh mạch căng phồng đẩy niêm mạc ống trực tràng giãn theo, thành mạch mỏng và căng nên máu sẽ dễ bị thẩm thấu ra ngoài nên sẽ nhìn thấy niêm mạc sa xung huyết và dễ vỡ.

Để hiểu thêm chi tiết về căn bệnh trĩ hãy xem bài viết dưới đây để được cập nhật thông tin sức khỏe bệnh trĩ

Những thông tin về bệnh trĩ

Triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng của trĩ bao gồm như sau:

  • Chảy máu nhưng không gây đau trong quá trình đi tiểu tiện. Lúc đầu người bệnh có thể sẽ thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Đây được coi là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất đối với người bị trĩ. Về sau khi rặn nhiều máu sẽ chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn nữa là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
  • Bị ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do có dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
  • Đau hoặc khó chịu, từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn tắc hoặc nghẹt.
  • Dấu hiệu sưng vùng quanh hậu môn
  • Gần hậu môn sẽ thấy triệu chứng xuất hiện một khối u nhô lên gây ra rát hoặc đau

Những thông tin về bệnh trĩ

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trĩ thì hiện nay chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu vẫn có một số nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh trĩ như sau:

  • Ngồi lâu trên bồn cầu
  • Bổ sung ít chất xơ cho cơ thể
  • Quá trình đi đại tiện khó khăn và phải rặn nhiều
  • Di truyền 
  • Chức năng đường ruột kém
  • Bị tiêu chảy

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh trĩ, bác sĩ chuyên khoa dựa trên việc khai thác yếu tố bệnh sử của bệnh nhân và chẩn đoán hình ảnh để phân biệt với các bệnh lý có biểu hiện tương tự. 

Những thông tin về bệnh trĩ

Thăm khám

  • Bác sĩ sẽ thăm hỏi các triệu chứng thường gặp: sa trĩ hoặc đau tức khi đi đại tiện, nóng rát ở hậu môn,… Đi ngoài ra máu cũng là một biểu hiện thường gặp.
  • Bệnh nhân sẽ được khám hậu môn – trực tràng để nhận định xem có sự xuất hiện nào của búi trĩ ở vùng hậu môn hay không. Bên cạnh đó còn đánh giá được các bệnh khác ở vùng hậu môn như: nứt nẻ hậu môn, polyp hậu môn, áp xe hậu môn, hay các khối u vùng hậu môn – trực tràng

Chẩn đoán bằng hình ảnh: Nội soi trực tràng hoặc đại tràng 

Nội soi đại tràng hoặc trực tràng là bước quan trọng trong việc đánh giá và chẩn đoán được căn bệnh trĩ. Đồng thời cũng loại trừ được các bệnh lý khác như: nứt hậu môn, polyp hậu môn – trực tràng,… đặc biệt là ung thư đại tràng – trực tràng.

Điều trị

Điều trị nội khoa 

Được áp dụng cho các bệnh nhân ở giai đoạn 1 và 2

  • Chế độ ăn nhiều chất xơ, các chất làm mềm phân và uống nhiều nước
  • Không rặn khi tống phân ra ngoài việc này sẽ giúp hạn chế sự sa trĩ.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút. Hoặc dùng các thuốc đặt hậu môn, các thuốc để tăng cường thành mạch.
  • Thuốc điều trị trĩ: thuốc uống, thuốc mỡ để ngừa đau, chống chảy máu, chữa trĩ và các bệnh hậu môn trực tràng khác.
  • Sử dụng các phương pháp y học cổ truyền qua một số bài thuốc cổ phương, áp dụng chữa trĩ. Đông y có điểm lợi là sử dụng cây cỏ, dễ kiếm, giá thành rẻ.

Những thông tin về bệnh trĩ

Điều trị ngoại khoa

Áp dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn 3 và 4 của bệnh

  • Đối với các trường hợp trĩ có các biến chứng huyết khối: thực hiện phương pháp cắt bỏ theo các phương pháp kinh điển hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ bằng các phương pháp khác.
  • Thắt bằng dây thun. Vòng thắt cao su sẽ được đặt bao quanh búi trĩ, thắt gây ra sự thiếu máu cục bộ, búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi. Ưu điểm của cách này là dễ thực hiện, đơn giản, rẻ tiền, có thể điều trị ngoại trú cho những bệnh nhân trĩ độ 2 và 3
  • Phương pháp Longo đây là phương pháp được thừa nhận ở nhiều nước châu Âu, châu Á. Nguyên lý của phương pháp này là làm gián đoạn các mạch máu trĩ trên và giữa. Rồi sau đó khâu niêm mạc hậu môn-trực tràng bị sa lên trên, đưa các búi trĩ về vị trí trong ống hậu môn do đó làm teo mô trĩ. 
  • Phương pháp khâu triệt mạch THD là phương pháp thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm để làm tắc đi mạch cung cấp máu cho hậu môn làm giảm đi sự phình búi trĩ.

Phòng bệnh

  • Điều chỉnh chế độ ăn có thực phẩm nhiều chất xơ.
  • Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước trong một ngày
  • Nếu có cảm giác mắc cầu phải lập tức đi xử lý ngay nếu không niêm mạc trực tràng sẽ dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
  • Duy trì vận động mỗi ngày giúp ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch
  • Nếu làm công việc đòi hỏi ngồi lâu bạn cần phải tìm cách vận động cơ thể tránh ngồi quá lâu vì sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn

Trên đây là bài viết về bệnh trĩ. Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về căn bệnh khó nói này.

>>>Xem thêm: Tổng quan sỏi mật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *