Tổng quan sỏi mật

Sỏi mật (Cholelithiasis) là một trong những bệnh lý về túi mật thường thấy ở các nước nhiệt đới. Phần lớn bệnh nhân phát hiện ra sỏi mật chỉ khi tình cờ đi thăm khám các bệnh lý khác. Sỏi mật là các tinh thể rắn được hình thành ở bên trong túi mật do tình trạng bão hòa quá mức của một trong ba thành phần dịch mật bao gồm: cholesterol, bilirubin (sắc tố mật) và muối canxi. Sỏi có nhiều kích thước khác nhau có thể nhỏ như hạt cát hoặc to hơn quả bóng bàn. Khi sỏi hình thành bên trong túi mật hoặc ở đường dẫn mật có khả năng sẽ gây ra đau đớn và dẫn đến biến chứng. Bệnh này có tỷ lệ mắc khá cao tại Việt Nam. Ở tại nông thôn, số người mắc bệnh sỏi ở đường mật tương đối nhiều do liên quan đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, bệnh lý sỏi túi mật lại có xu hướng gia tăng ở thành thị. Căn bệnh này có tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn so với nam giới.

Và để biết thêm những thông tin về căn bệnh sỏi mật này hãy theo dõi bài viết dưới đây

Những thông tin cần biết về bệnh sỏi mật

Triệu chứng

Đa số các trường hợp sỏi mật đều không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng nào đáng chú ý. Thế nhưng, khi sỏi nằm trong cổ túi mật hay ống mật chủ gây tắc nghẽn thì có thể gặp một số triệu chứng dưới đây:

  • Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và mức độ đau tăng lên ở phần bụng bên phải
  • Ở trung tâm bụng ngay phía dưới xương ức đau đột ngột và dữ dội 
  • Đau ở vùng lưng giữa hai xương bả vai
  • Người bệnh hay bị buồn nôn hoặc nôn mửa

Những thông tin cần biết về bệnh sỏi mật

Nguyên nhân

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được kết luận nguyên nhân rõ ràng của căn bệnh này. Mà họ cho rằng sỏi có nhiều khả năng hình thành trong túi mật khi:

  • Dịch mật chứa quá nhiều cholesterol: Bình thường dịch mật sẽ chứa đủ các thành phần giúp hòa tan lượng cholesterol được bài tiết từ gan.Nhưng đến khi gan tiết ra quá nhiều cholesterol đến mức dịch mật không có khả năng hòa tan thì lượng cholesterol dư thừa đó có thể kết thành tinh thể và tạo nên sỏi.
  • Dịch mật chứa quá nhiều bilirubin: Bilirubin được coi là một chất được cơ thể tạo ra khi phá vỡ các tế bào hồng cầu. Một số vấn đề sức khỏe làm cho gan sản xuất ra nhiều bilirubin hơn, chẳng hạn như xơ gan, nhiễm trùng đường mật và một số bệnh rối loạn hệ tạo máu. Dư thừa bilirubin cũng đã góp phần hình thành nên Cholelithiasis.
  • Túi mật không được làm rỗng hoàn toàn: Khi chức năng tống và xuất của túi mật có vấn đề, dịch mật sẽ bị ứ đọng bên trong, cô đặc và tạo thành sỏi. Tình trạng này diễn ra khi bệnh nhân nhịn đói hoặc cơ thể được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong thời gian dài.

Những thông tin cần biết về bệnh sỏi mật

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây ra bệnh sỏi mật:

  • Giảm cân nhanh: Gan tạo thêm nhiều cholesterol, có thể dẫn tới Cholelithiasis.
  • Bệnh mãn tính: Như bệnh tiểu đường những người này có lượng chất béo trung tính cao hơn và nguy cơ sỏi mật cao.
  • Các vấn đề về máu (bệnh về máu dẫn đến thiếu máu)
  • Di truyền học

Chẩn đoán

Để chẩn đoán và đánh giá được các biến chứng của bệnh sỏi mật thì người bệnh cần làm một số các xét nghiệm bao gồm:

  • Siêu âm ổ bụng: Là phương pháp được sử dụng phổ biến nhằm để phát hiện ra Cholelithiasis.
  • Siêu âm nội soi: Giúp xác định những viên sỏi nhỏ hơn mà siêu âm thông thường chưa thể nhìn thấy được
  • Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác: Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân cần làm các xét nghiệm như chụp CT, nội soi đường mật, nội Cholelithiasis tụy ngược dòng (ERCP) hay chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP) để chẩn đoán bệnh tình chính xác nhất
  • Xét nghiệm máu: Có thể chỉ ra được tình trạng nhiễm trùng, vàng da, viêm tụy hay các biến chứng khác do Cholelithiasis gây ra.

Điều trị

  • Cắt bỏ túi mật (phẫu thuật cắt túi mật). Nếu như các triệu chứng bệnh thường xuyên tái phát và hình thành sỏi quá nhiều, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật cắt túi mật. 
  • Nội soi mật tụy ngược dòng: Phương pháp này còn gọi là ERCP. Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ cho người bệnh rồi dùng một camera sợi quang linh hoạt, hoặc ống nội soi, đi vào miệng thông qua hệ thống tiêu hóa và vào ống mật chủ. Đồng thời phương pháp này có thể giúp lấy sỏi kẹt ở đoạn cuối của ống mật chủ.
  • Sử dụng thuốc làm tan Cholelithiasis: Một số thuốc dùng đường uống có thể giúp làm tan Cholelithiasis. Phương pháp này cần nhiều thời gian để sỏi được hòa tan. Sử dụng thuốc điều trị sỏi mật không phải là lựa chọn phổ biến thường dành cho những người không thể mổ.

Những thông tin cần biết về bệnh sỏi mật

>>>Xem thêm: Những lưu ý cho người mắc sỏi tiết niệu

Phòng bệnh

Để phòng bệnh Cholelithiasis khuyên bạn nên thực hiện theo các điều dưới đây để hạn chế tối đa nhất có thể gặp phải: 

  • Không bỏ bữa hay nhịn đói: Bỏ bữa hay nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ tạo ra Cholelithiasis. 
  • Lựa chọn chế độ ăn có các thực phẩm nhiều chất xơ
  • Hạn chế ăn tối đa các thực phẩm có chứa nhiều chất béo. Vì đa số Cholelithiasis được tạo thành từ cholesterol nên tránh hoặc hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh. 

Trên đây là bài viết về bệnh Cholelithiasis. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến được cho bạn những kiến thức hữu ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *