Rò hậu môn là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ, tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sống của con người.
Mục Lục
Rò hậu môn là gì
Rò hậu môn là một nhiễm khuẩn mạn tính ở vùng hậu môn trực tràng, đường dò là một đường hầm, do quá trình viêm cấp hoặc mạn tính tạo lên. Rò hậu môn là hậu quả của một áp xe quanh hậu môn trực tràng không được điều trị vỡ ra tạo thành đường rò, như vậy rò hậu môn và áp xe trực tràng là 2 giai đoạn của một quá trình bệnh lý, áp xe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Để đề phòng rò hậu môn cần phát hiện và điều trị tốt các loại áp xe quanh hậu môn trực tràng.

Nguyên nhân
Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các áp xe hậu môn trực tràng không được điều trị hay điều trị không đúng lúc hoặc không đúng kỹ thuật.
Phân loại rò hậu môn
Có nhiều cách phân loại bệnh rò hậu môn
- Rò hoàn toàn: Lỗ trong và ngoài thông với nhau.
- Rò không hoàn toàn: Đường rò chỉ có 1 lỗ hay còn gọi là rò chột.
- Rò phức tạp: Đường rò ngoằn ngoèo nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài da còn gọi là rò móng ngựa.
- Đường rò đơn giản: Đường rò thẳng ít ngóc ngách.
- Rò trong cơ thắt: Là loại rò nông là hậu quả của áp xe dưới da cạnh hậu môn, loại này điều trị thường cho kết quả tốt, ít tái phát.
- Rò qua cơ thắt: Đường rò đi qua cơ thắt và là hậu quả của áp xe vùng hố ngồi trực tràng.
- Rò ngoài cơ thắt: Là hậu quả của áp xe vùng chậu hông trực tràng.

Triệu chứng
Triệu chứng của rò hậu môn thường thấy sau một thời gian ổ áp xe quanh hậu môn tự vỡ, vết thương tự liền lại được nhưng để lại một lỗ đóng vẩy khô thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần.
- Đôi khi thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò, và diễn biến thành từng đợt
- Thăm khám thấy tại chỗ cứng chắc, ấn vào đau, khám hậu môn có thể thấy lỗ rò trong.
Các vi khuẩn có thể gặp ở đường rò là các vi khuẩn đường ruột như E.coli, liên cầu, tụ cầu, ngoài ra có thể do lao.
Các phương pháp điều trị
Rò hậu môn là phải phẫu thuật, muốn phẫu thuật khỏi và không tái phát phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải tìm được lỗ rò trong.
- Phải lấy hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách.
- Không được làm tổn thương cơ thắt vì sẽ gây đại tiện không tư chủ.
- Chọn phương pháp mổ phù hợp.
- Chăm sóc sau mổ phải đảm bảo liền từ trong liền ra, từ dưới lên.
- Hậu môn là nơi có nhiều vi khuẩn phát triển chính vì thế vết mổ cần phải thông thoáng và thoát dịch tốt, người bệnh cần phải ngâm rửa hàng ngày với nước ấm pha povidin.
Căn bệnh này nếu không được xử trí sớm và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng đáng ngại và bất lợi cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh không nên ngại ngùng giấu kín hoặc điều trị ở những địa chỉ không đáng tin.
Bài viết bạn quan tâm
Gắp hàng chục viên sỏi mật từ một người phụ nữ béo phì
Aug
Chi phí phẫu thuật thu nhỏ dạ dày giảm béo là bao nhiêu?
Jul
Những lưu ý sau phẫu thuật thu nhỏ dạ dày giảm cân
Jun
Tập luyện như thế nào sau khi đã thu nhỏ dạ dày
Jun
Ăn như thế nào sau khi thu nhỏ dạ dày?
Jun
Sau khi thu nhỏ dạ dày có bị béo phì trở lại không?
Jun
Cần làm gì sau khi phẫu thuật thu nhỏ dạ dày?
Jun
Những điều cần thực hiện trước khi thu nhỏ dạ dày
Jun
Đặt lịch hẹn