Quá trình lành vết thương ống tiêu hóa

Quá trình lành vết thương ống tiêu hóa gồm 3 giai đoạn: Viêm, tăng sinh mô và hoàn thiện. Trong một vết thương rộng, cả 3 giai đoạn này có thể xảy ra đồng thời và chồng lẫn lên nhau.

  • Giai đoạn viêm xảy ra ngay sau tổn thương.
  • Giai đoạn tăng sinh là một quá trình trong đó bao gồm: Sự tái biểu mô hóa, sự tổng hợp chất sợi và sự tái tạo lại hệ mạch máu hình thành mô hạt.
  • Giai đoạn hoàn thiện hay chỉnh sửa: Là quá trình hình thành các liên kết chéo và co rút các sợi collagen, tạo nên mô sẹo nhỏ nhưng vững chắc hơn.

Giai đoạn viêm

Cầm máu và viêm: mạch máu khi bị tổn thương sẽ co mạch cục bộ, tế bào dưới lớp nội mạc sẽ tiếp xúc với tiểu cầu, dẫn đến sự ngưng kết tiểu cầu và hoạt hóa hệ thống đông máu, hình thành những nút chặn mao mạch làm ngừng chảy máu. Sự ngưng kết cũng sẽ hoạt hóa tiểu cầu, giải phóng những protein có hoạt tính sinh học, làm giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch, gây phù nề và lôi kéo thêm các tế bào viêm.

Sự xâm nhập các tế bào viêm

Quá trình lành vết thương ống tiêu hóa

Quá trình hoạt hóa và ngưng kết tiểu cầu xảy ra ngay khi có vết thương.

Bạch cầu đa nhân (BCĐN): tập kết tại vùng tổn thương do sự tăng tính thấm thành mạch và tác động của những yếu tố hóa hướng động như: những yếu tố bổ thể, leukotrient.

Sau khi di chuyển vào vùng tổn thương, BCĐN gia tăng tính độc tế bào, tăng sản xuất và tiết ra các cytokine, đồng thời chúng cũng bới tìm và ăn những mô hoại tử, dị vật và vi khuẩn.

Đại thực bào (ĐTB): là những tế bào biến đổi từ các tế bào bạch cầu đơn nhân. ĐTB rất cần thiết cho sự lành vết thương vì chúng tiết ra những cytokines (là những chất thúc đẩy các loại tế bào khác) và các yếu tố tăng trưởng, kích thích những quá trình trong sự lành vết thương. ĐTB còn tiết ra những yếu tố tăng trưởng, kích thích sự tăng sinh nguyên bào sợi, tế bào nội mạc và tế bào biểu mô, vốn rất quan trọng trong giai đoạn tăng sinh mô như PDGF kích thích tổng hợp collagen và proteoglycan, TGF – beta 1 là chất kích thích mạnh nhất đối với sự tạo mô sợi có vai trò quan trọng chuyển hóa collagen và sự lành của những tổn thương dạ dày – ruột và những chỗ nối.

Lympho bào: Lympho bào T xuất hiện nhiều trong vết thương vào khoảng ngày thứ 5 và đạt đỉnh vào ngày thứ 7. Lympho bào B liên quan đến việc điều hòa theo xu hướng giảm khi vết thương liền kín.

Giai đoạn tăng sinh mô

Khi phản ứng viêm viêm bắt đầu lùi dần, thì những khung giàn (Fibrin, chất nền ngoại bào) mà chúng để lại sẽ là nền cho việc sửa chữa vết thương. Đặc điểm của giai đoạn này sẽ hình thành mô hạt, trong đó gồm mạng tân mao mạch và một khối lỏng lẻo gồm Collagen, fibronectin, hyaluronic acid.

Sự tăng sinh mạch máu: Khi mạch máu bị tổn thương, màng đáy sẽ thoái hóa khiến cho nhiều tế bào nội mạc thoát mạch. Chúng phân chia thành từng nhóm tạo nên những cấu trúc dạng ống nhỏ và hình thành nên mao mạch mới hoàn thiện. Vài mao mạch tân tạo sẽ biệt hóa thành những tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, trong khi đó một số khác co rút rồi chết và bị ĐTB ăn. Sự tăng sinh mạch máu được kích thích và xử lý bởi một loạt các cytokine được sản xuất chủ yếu từ đại thực bào, tiểu cầu và các tế bào biểu mô

Quá trình lành vết thương ống tiêu hóa

Tăng sinh mạch máu tại vị trí tổn thương

Sự tạo mô sợi mới: Nguyên bào sợi là những tế bào chuyên biệt, biệt hóa từ tế bào nhu mô trong mô liên kết, di chuyển đến vết thương và tại đó chúng phân chia và sản xuất ra những thành phần của chất nền ngoại bào. Sau khi bị kích thích bởi những Cytokine và yếu tố tăng trưởng tiết ra từ đại thực bào, tiểu cầu, nguyên bào sợi chuyển từ Phase Go sang pha tăng sinh. Thời gian tính từ lúc bị tổn thương cho đến khi xuất hiện collagen trong vết thương gọi Phase của sự lành vết thương, khoảng 3-5 ngày tùy theo loại mô bị thương tổn. Sau 4 tuần tốc độ tạo collagen sẽ giảm dần và cân bằng với tốc độ hủy collagen, do tác động của men collagenase. Tại thời điểm này vết thương sẽ tiến vào giai đoạn hoàn thiện, những thay đổi này làm biến đổi hình dạng của vết thương và đồng thời làm tăng khả năng chịu lực của sẹo.

Sự tái biểu mô hóa: Lớp biểu mô là hàng rào vật lý ngăn chặn sự thoát dịch và sự xâm nhập của vi khuẩn. Trong biểu mô, các tế bào gắn chặt với nhau và với màng đáy tạo nên sức bền, tính chống thấm và sự gắn kết giữa lớp biểu mô với lớp dưới biểu mô. Sự tái biểu mô hóa vết thương bắt đầu sớm, sau tổn thương vài giờ.

Vai trò của chất nền ngoại bào: Chất nền ngoại bào là nơi mà toàn bộ những phản ứng sinh học trong quá trình lành vết thương diễn ra, cung cấp nguyên vật liệu cho những quá trình này, tạo khung giàn để ổn định cấu trúc vật lý của mô, giữ vai trò tích cực bằng cách điều hòa quá trình tiếp xúc của tế bào với chất nền. Chất nền ngoại bào sản sinh ra các đại phân tử như Glycosaminoglycans, collagen, elastin, fibronectin và laminin.

Giai đoạn hoàn thiện

Trong giai đoạn hoàn thiện có 2 hiện tượng

Sự chỉnh sửa mô:  trong giai đoạn này nguyên bào sợi sẽ giảm và mạng mao mạch dày đặc dần thoái lui. Sự tạo collagen giảm trong khi đó sự hủy collagen tăng. Kết quả là sẹo tuy nhỏ dần, nhưng sức bền vết thương tăng dần trong vòng 1-6 tuần và đạt đỉnh sau 1 năm. Lực chịu vỡ của sẹo cũng đồng thời tăng, chủ yếu nhờ vào những liên kết chéo.

Sự thu nhỏ vết thương: là sự di chuyển hướng tâm của toàn bộ bề dày của mô bao quanh làm giảm kích thước sẹo. Điều này khác so với sự co rút vết thương, xảy ra khi sẹo phát triển vượt quá yêu cầu bình thường, mà hậu quả làm hạn chế vận động. Cơ chế của sự thu nhỏ vết thương là do trong giai đoạn này, các nguyên bào sinh sẽ biến đổi thành những tế bào cơ sợi, vừa có chức năng và cấu trúc của nguyên bào sợi vừa có chứa những sợi actin (giống tế bào cơ trơn), nên ngoài tính năng tạo collagen, nó còn có tính co rút, làm vết thương nhỏ dần.

>>>Xem thêm: Nguyên tắc điều trị viêm phúc mạc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *