Giảm cân đối với bệnh tăng huyết áp

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh và giảm cân là những biện pháp điều trị không thể thiếu đối với bệnh tăng huyết áp.

1. Lợi ích của giảm cân đối với bệnh tăng huyết áp là gì?

  • Thừa cân gây nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác phối hợp với tăng huyết áp.
  • Giảm cân là kết quả đạt được của nhiều biện pháp không dùng thuốc phối hợp, ví dụ giảm calo trong khẩu phần ăn, tăng cường luyện tập thể dục, hạn chế bia rượu…
  • Thừa cân làm tăng huyết áp và làm cho huyết áp khó kiểm soát huyết áp ở những bệnh nhân tăng huyết áp.
  • Thêm vào tác dụng hạ áp, giảm cân còn mang lại một số lợi ích khác như giảm cholesterol máu, giảm phì đại tim, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Vì vậy, chúng ta cần duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý. Giảm cân có thể khó đạt được và khi đạt được cũng khó duy trì nên việc duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp.

Xem thêm: Tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào

2. Các phương pháp pháp giảm cân

2.1 Xây dựng chế độ ăn

Nguyên tắc chung để xây dựng chế độ ăn cho người bị tăng huyết áp như sau:

  • Hạn chế lượng muối ăn vào < 5g/ngày.
  • Giảm cân, giảm năng lượng nếu có béo phì, thực đơn có năng lượng <35 kcal/kg/ngày.

Người thừa cân, béo phì có thể tính năng lượng theo mức chỉ số khối cơ thể (BMI):

  • BMI từ 25 – 29,9 năng lượng ăn vào là 1.500 kcal/ngày
  • BMI từ 30-34,9 năng lượng đưa vào là 1.200 kcal/ngày
  • BMI từ 35 – 39,9 năng lượng ăn vào là 1.000 kcal/ngày
  • BMI ≥ 40 thì năng lượng đưa vào là 800 kcal/ngày.
  • Những người bị tăng huyết áp kèm theo béo phì hoặc rối loạn dung nạp đường huyết (tiền đái tháo đường) đều cần giảm lượng calo nạp vào cơ thể bằng cách không nên ăn các loại thực phẩm chứa quá nhiều năng lượng.
  • Thực phẩm dễ gây béo phì, thừa mỡ trong cơ thể sẽ khiến lượng cholesterol máu tăng cao, tích tụ trong thành mạch gây nên xơ vữa động mạch.
  • Thể trọng tăng lên cũng khiến huyết áp tăng, thể trọng càng tăng nhiều thì huyết áp càng cao.

Vì vậy cần tiết chế ăn uống, duy trì thể trọng không nên để thừa cân.

2.2 Chế độ ăn giảm muối

  • Với các món ăn mặn chứa nhiều muối, đây là vấn đề cần mà người tăng huyết áp đặc biệt chú ý quan tâm, làm sao hạn chế tối thiểu lượng muối tiêu thụ.
  • Muối ăn đã được nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của nó trong tăng huyết áp. Ở những quốc gia với chế độ ăn nhiều muối có tỷ lệ dân số bị tăng huyết áp nhiều hơn ở những quốc gia với chế độ ăn ít muối hơn.
  • Khi thừa muối thì lượng dịch trong máu tăng lên gây tăng huyết áp; và lượng muối ứ đọng nhiều trong thành mạch làm thành mạch “cứng hơn”, là một yếu tố thuận lợi cho cao huyết áp.

Người tăng huyết áp cần giảm lượng muối hấp thụ

2.3 Thực phẩm nên và không nên với người tăng huyết áp

Thực phẩm không nên ăn với bệnh tăng huyết áp:

  • Người bệnh tăng huyết áp cần hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol và axit béo no, hạn chế đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối.
  • Thực phẩm chế biến sẵn như thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối, phủ tạng động vật, mỡ động vật, bơ, trứng cũng không tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp.
  • Chất béo từ thịt và da các loại gia cầm là yếu tố góp phần quan trọng vào việc gây xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ.
  • Thực nghiệm đã cho thấy đường cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Hạn chế các chế phẩm từ đường như bánh, mứt, kẹo….

  • Ngoài ra, bệnh nhân tăng huyết áp cũng cần hạn chế các thức uống kích thích: rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc…

Thực phẩm nên ăn đối với bệnh tăng huyết áp:

  • Người tăng huyết áp nên tăng lượng muối kali trong thức ăn song song với việc uống thuốc hạ huyết áp nhưng không nên uống trực tiếp thuốc bổ sung kali.
  • Rau củ quả tươi chứa nhiều kali như quýt, chuối, khoai tây, rau bí, quả bơ, nước ép cà chua, nước ép cam, dưa gang, quả chà là, quả mơ khô, sữa chua… rất tốt cho thành mạch.
  • Nếu người bệnh tăng huyết áp kèm theo suy thận, phù thũng, ít nước tiểu thì không nên ăn quá nhiều đồ ăn chứa kali để tránh thừa kali.
  • Ngoài ra, thiếu canxi cũng có ảnh hưởng đến cao huyết áp. Mỗi ngày uống khoảng 250ml sữa bò hoặc sữa đậu nành sẽ giúp bổ sung lượng canxi thiếu hụt.
  • Người tăng huyết áp nên ăn đồ biển chứa nhiều iod như rau câu, sứa biển, tôm tép, tảo biển… để tránh bị xơ cứng động mạch.
  • Các món rau xanh, rau củ và quả chín cung cấp nhiều chất xơ, kali, magie, vitamin C, A, E, đây là những chất dinh dưỡng tốt tới huyết áp.
  • Các chất xơ ngoài lợi ích chống tăng huyết áp. Nên sử dụng đủ rau, quả với lượng trung bình là 400g/người/ngày, với người tăng huyết áp nên ăn 500g mỗi ngày cùng với 100-300g quả chín mỗi ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng, nhất là lượng muối, lượng đường và chất béo có hại nạp vào cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tình trạng tăng huyết áp.

Ngoài chế độ ăn, người bị Tăng huyết áp cũng cần:

  • Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, thư giãn nghỉ ngơi hợp lí
  • Tập thể dục thường xuyên: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần
  • Ngừng hút thuốc lá và tránh nhiễm độc khói

3. Phương pháp giảm cân thu nhỏ dạ dày hình ống

Hình ảnh mô phỏng

Nhờ đến sự can thiệp của Y khoa: PHƯƠNG PHÁP THU NHỎ DẠ DÀY HÌNH ỐNG – phương pháp đã được Hiệp Hội giảm cân Hoa Kỳ chứng nhận là phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả, bền vững.

Xem thêm: Béo phì nguy hiểm như thế nào

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *