Đặt lịch online
  Bệnh béo phì  Thông tin bệnh béo phì

Hệ thống miễn dịch ở người thừa cân béo phì

Béo phì không chỉ là mối lo ngại về sức khỏe thể chất; nó cũng có ảnh hưởng đáng chú ý đến hệ thống miễn dịch. Hiểu được mối quan hệ giữa béo phì và chức năng miễn dịch là rất quan trọng, vì nó làm sáng tỏ trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần gây ra phản ứng miễn dịch bị tổn hại như thế nào.

1. Béo khỏe – béo đẹp, quan niệm này liệu có đúng?

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nên nó cũng đang làm con người trở nên tròn trịa hơn. Quan điểm “ béo khỏe, béo đẹp” của ông cha để lại đang dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.
PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn ( Phó viện trưởng Viện phẫu thuật tiêu hóa, chủ nhiệm khoa phẫu thuật ống tiêu hóa, bệnh viện TƯQĐ – chuyên gia hàng đầu trong điều trị béo phì tại Việt Nam) cho biết: Tình trạng gia tăng người béo phì đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của cư dân toàn cầu. Sự phát tướng quá đà đang đồng hành cùng nhiều căn bệnh nguy hiểm như : ung thư, xương khớp, tim mạch, tiểu đường …  Điều này chứng tỏ quan điểm “ béo khỏe- béo đẹp” không còn đúng trong thời buổi hiện tại, thay vào đó là các nguy cơ sức khỏe rình rập. Nhiều người đã chấp nhận bỏ tiền để cứu lấy cơ thể mình. Tuy nhiên, hành trình để tìm lại một thân hình cân đối, một cơ thể khỏe mạnh chưa bao là dễ dàng.
Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân béo phì, bác sĩ Tuấn đã gặp không ít những trường hợp bệnh nhân to cao vạm vỡ nhưng tình trạng sức khỏe luôn trong tình trạng báo động.
Điển hình là anh Nguyễn Xuân Huy ( 25 tuổi, Hà Nội) cao 1m78 nặng 105kg. Bề ngoài trông là một thanh niên cường tráng độ tuổi 25 nhưng bản thân anh cho biết anh thường xuyên bị ốm vặt. Dăm bữa nửa tháng lại đau đầu chóng mặt, nhất là thời tiết giao mùa hoặc thay đổi môi trường đột ngột hắt hơi sổ mũi, cúm là chuyện không thể tránh khỏi, lâu dần đã trở thành căn bệnh mãn tính. Điều này làm người ta hết sức khó tin bởi không ai nghĩ một thanh niên với vẻ bề ngoài như vậy mà sức khỏe như ông cụ 80 tuổi.
Một trường hợp khác, chị Phạm Thanh Hoa ( 35 tuổi, Bắc Giang) đến gặp bác sĩ trong tình trạng béo phì độ 3, cơ thể suy nhược kèm theo nhiều biến chứng. Chị cho biết, trước đây khi chưa sinh con cân nặng của chị chỉ ở mức trung bình là 55kg, sau khi sinh 3 lần chị tăng vọt lên 93kg sức khỏe bắt đầu xuống dốc. Những trận ốm vặt bắt đầu xuất hiện với tần suất nhiều hơn.
“ Từ khi bắt đầu tăng cân, cơ thể nặng nề ngoài vận động sinh hoạt khó khăn, tôi cảm thấy sức khỏe đã giảm đi 5-7 phần. Trí nhớ giảm sút, tôi hay bị cúm , đau đầu chóng mặt nhiều hôm đang làm phải bỏ dở ngang công việc để nghỉ ngơi. Có những lần cúm kéo dài đến nửa tháng, 20 ngày tôi mệt mỏi vì sử dụng nhiều kháng sinh, lâu dần bị thuốc không còn đáp ứng được cơ thể tôi nữa. Trầm trọng nhất có 1 lần gần đây do ho kéo dài nên tôi đã bị viêm phổi cấp và nhập viện điều trị” – Chị Hoa chia sẻ. Cả 2 trường hợp trên được bác sĩ Tuấn tư vấn và phân tích nguyên nhân vì sao tình trạng sức khỏe suy giảm khi tăng cân. Lý giải về vấn đề này bác sĩ cho biết, khi bạn thừa cân béo phì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu do tác động của những mô mỡ. Muốn cải thiện được tình trạng trên, điều đầu tiên cần làm là giảm cân. 2 bệnh nhân được bác sĩ điều trị béo phì bằng phương pháp thu nhỏ dạ dày, đến nay đã qua một thời gian cân nặng đã giảm đáng kể và sức khỏe đang dần cải thiện tích cực.
Có thể thấy béo phì không chỉ gây ra mất thẩm mỹ bên ngoài mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thừa cân- béo phì là những cụm từ đang khiến nhiều người lo lắng và sợ hãi vì những hậu quả mà nó gây ra. Béo chưa thấy đẹp đã thấy bệnh.

2. Béo phì và tác động của nó đến hệ thống miễn dịch

Béo phì không chỉ là mối lo ngại về sức khỏe thể chất; nó cũng có ảnh hưởng đáng chú ý đến hệ thống miễn dịch. Hiểu được mối quan hệ giữa béo phì và chức năng miễn dịch là rất quan trọng, vì nó làm sáng tỏ trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần gây ra phản ứng miễn dịch bị tổn hại như thế nào.
Để lý giải cụ thể hơn về vấn đề này, PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn đã chỉ ra những tác động tiêu cực của béo phì đến hệ thống miễn dịch:
  • Viêm mãn tính ở bệnh béo phì: Một trong những cách chính mà béo phì ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch là thông qua việc thúc đẩy tình trạng viêm mãn tính. Mô mỡ, hay tế bào mỡ, giải phóng các phân tử gây viêm được gọi là adipokine. Khi khối lượng chất béo tăng lên trong tình trạng béo phì, mức độ của các adipokine này cũng tăng lên, tạo ra tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể.
  • Tác động lên tế bào miễn dịch: Viêm mãn tính có tác động đáng kể đến các tế bào miễn dịch. Nó có thể làm suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, chẳng hạn như đại thực bào và tế bào T, những tế bào rất quan trọng để xác định và loại bỏ mầm bệnh. Phản ứng miễn dịch bị tổn hại này khiến những người mắc bệnh béo phì dễ bị nhiễm trùng hơn và có thể cản trở khả năng phòng vệ hiệu quả của cơ thể.
  • Sự phân bố tế bào miễn dịch bị thay đổi: Béo phì cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong việc phân bố các tế bào miễn dịch. Mô mỡ bị các tế bào miễn dịch xâm nhập, làm thay đổi chức năng bình thường của nó. Sự gián đoạn này có thể góp phần gây kháng insulin và tiếp tục duy trì môi trường viêm nhiễm liên quan đến béo phì.
  • Suy giảm trí nhớ miễn dịch: Phản ứng miễn dịch hiệu quả phụ thuộc vào khả năng hình thành trí nhớ miễn dịch. Ở người béo phì, quá trình này có thể bị suy giảm. Cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và nhận biết các mầm bệnh đã gặp trước đây, khiến những người mắc bệnh béo phì dễ bị nhiễm trùng tái phát hơn.
  • Kháng insulin và rối loạn miễn dịch: Kháng insulin, một đặc điểm chung của bệnh béo phì, có liên quan chặt chẽ đến rối loạn chức năng miễn dịch. Insulin đóng vai trò trong chức năng tế bào miễn dịch và khi tế bào trở nên kháng insulin, điều này có thể phá vỡ các phản ứng miễn dịch. Sự kết hợp giữa tình trạng kháng insulin và tình trạng viêm mãn tính tạo ra môi trường làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.

3. Giải pháp cải thiện hệ thống miễn dịch ở người thừa cân béo phì

Nhận thức được tác động của béo phì lên hệ thống miễn dịch nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề này một cách toàn diện. Sửa đổi lối sống, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất, đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát béo phì và do đó giảm thiểu tác động tiêu cực của nó đối với chức năng miễn dịch.
  • Lựa chọn lối sống lành mạnh: Áp dụng lối sống lành mạnh, đặc trưng bởi chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên, có thể giúp giảm viêm và cải thiện chức năng miễn dịch tổng thể. Các chiến lược quản lý cân nặng tập trung vào việc đạt được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh có thể ảnh hưởng tích cực đến phản ứng miễn dịch.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế: Những cá nhân đang phải đối mặt với bệnh béo phì và những tác động của nó đối với hệ thống miễn dịch nên tìm kiếm sự hướng dẫn của chuyên gia. Các bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra lời khuyên cá nhân về thay đổi lối sống, các biện pháp can thiệp tiềm năng và theo dõi sức khỏe tổng thể để giảm thiểu tác động của béo phì lên chức năng miễn dịch.
Để đặt lịch khám hoặc tư vấn cùng PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, quý khách vui lòng liên hệ: 
 
PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn - Tiên phong trong thu nhỏ dạ dày giảm béo
SĐT Trợ lý Phó Giáo sư: 0988 849 234
Fanpage: PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn
Youtube: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn
Tiktok: pgsnguyenanhtuan.bv108
Đăng ký tư vấn
Đánh giá của bạn
0
Đã đanh giá: 0
Rất tốt
(0)
(0)
(0)
(0)
(0)
Nhập đầy đủ thông tin có dấu *
Bạn đọc nhận xét (0)
Quý khách vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay!

Bài viết khác

Vì sao béo phì gây ngủ ngáy

Vì sao béo phì gây ngủ ngáy

Vì sao béo phì gây ngủ ngáy, ngủ ngáy có ảnh hưởng tới sức khỏe không, làm thế nào để hạn chế ngủ ngáy là những thắc mắc thường gặp của những người thừa cân béo ...
Béo phì ảnh hưởng như thế nào tới da và các bệnh về da

Béo phì ảnh hưởng như thế nào tới da và các bệnh về da

Béo phì ảnh hưởng tiêu cực đến da và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da thông qua nhiều cơ chế liên quan đến viêm mãn tính, rối loạn hormone, và các yếu tố ...
Vì sao ăn ít mà vẫn béo

Vì sao ăn ít mà vẫn béo

Tại sao nhiều người thấy mình ăn ít, thậm trí chỉ uống nước vẫn mập nhưng ngược lại nhiều người lại ăn uống thoải mái, thậm trí ăn nhiều vẫn không thể tăng cân.