Cắt lớp vi tính ổ bụng và những điều cần biết

Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng là phương pháp sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong vùng bụng theo mặt cắt ngang, giúp phát hiện nhanh chóng và chính xác những bất thường ở vùng bụng.

Mục Lục

Cắt lớp vi tính ổ bụng là gì?

  • Chụp CT ổ bụng, hay còn gọi là chụp cắt lớp ổ bụng, là phương pháp chụp cắt lớp vi tính đang được ứng dụng phổ biến trong y học và khoa học. Trước đây, phương pháp này chỉ áp dụng đối với việc chụp sọ não, sau này được áp dụng hầu hết đối với các bộ phận trong cơ thể người, trong đó có ổ bụng.
  • Phương pháp chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X quang đi qua ổ bụng của người bệnh trong vài phút. Kết quả chụp xuất hiện trên màn hình máy tính là những hình ảnh hai hoặc ba chiều (2D hoặc 3D) mặt cắt ngang ổ bụng. Phương pháp này giúp các bác sĩ chẩn đoán những bất thường và bệnh lý ở vùng bụng.

Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng cho biết bệnh lý gì?

  • Kết quả cắt lớp vi tính ổ bụng cho phép các bác sĩ xem xét và chẩn đoán các nguyên nhân và bệnh lý sau:
  • Xác định nguyên nhân gây đau bụng.
  • Chẩn đoán các bệnh lý ung thư các tạng trong ổ bụng, như ung thư đại tràng, ung thư biểu mô tế bào gan và ung thư buòng trứng.
  • Kiểm tra tình trạng và mức độ nhiễm trùng cũng như chấn thương ổ bụng.
  • Kiểm tra tình trạng của các cơ quan trong một số trường hợp cụ thể gồm: túi mật, tuyến tụy, gan, đường mật.
  • Phát hiện một số vấn đề liên quan đến thận như: Sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bể thận, thận ứ nước,…

Chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng khi nào?

  • Đau bụng và nghi ngờ có bất thường trong ruột.
  • Xuất huyết khi tiểu tiện hoặc đại tiện.
  • Tìm các khối u bất thường trong ổ bụng.
  • Khó tiểu, vàng da và sụt cân bất thường.
  • Sốt không rõ nguyên nhân.
  • Bị chấn thương vùng ổ bụng.
  • Phát hiện dịch ổ bụng.

Xem thêm: Nội soi cắt dạ dày triệt căn

Quy trình cắt lớp vi tính

Cũng giống như quy trình chụp CT chung, bệnh nhân được chỉ định chụp CT ổ bụng sẽ thực hiện theo những bước dưới đây.

Trước khi chụp

  • Bệnh nhân tháo bỏ những vật dụng, trang sức bằng kim loại khỏi cơ thể.
  • Bệnh nhân khai báo tình trạng có mang thai hay không và một số bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch, thận, hen, tiểu đường và dị ứng thuốc.
  • Bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính ký cam kết về việc tiêm thuốc cản quang trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng.
  • Bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi tiêm thuốc cản quang trong khoảng 4 – 6 giờ. Trước khi chụp khoảng 2 giờ, người bệnh vẫn có thể uống nước như bình thường.
  • Bệnh nhân cần dùng thuốc dự phòng nếu có tiền căn dị ứng trước khi sử dụng thuốc cản quang.

Trong khi chụp

  • Bệnh nhân thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật, vào phòng chụp, nằm trên bàn chụp và thay đổi tư thế, thực hiện một số yêu cầu của người chụp.
  • Thời gian cắt lớp vi tính trung bình là khoảng 3 đến 4 phút. Nếu cần phải kéo dài thêm, nhân viên hướng dẫn sẽ thông báo cho bệnh nhân biết.
  • Nếu bệnh nhân tiêm thuốc cản quang thấy xuất hiện triệu chứng nóng rát ở một số bộ phận trên cơ thể. Hãy cố gắng nằm yên để kết quả chụp được tốt nhất.

Sau khi chụp

  • Nếu bệnh nhân không tiêm thuốc cản quang thì sẽ được phép hoạt động bình thường, còn nếu bệnh nhân phải tiêm thuốc cản quang khi chụp thì cần được theo dõi tình trạng sau đó theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Nếu bệnh nhân có một số biểu hiện như khó thở, nôn mửa, chóng mặt, … sau khi chụp thì cần báo cho bác sĩ ngay.
  • Kết quả cắt lớp vi tính sẽ được trả cho bệnh nhân trong khoảng 30 – 60 phút sau khi chụp.
  • Bác sĩ sẽ đọc và trả kết quả hình ảnh.

Ưu nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính ổ bụng

Ưu điểm

  • Hình ảnh rõ nét, không bị chồng hình lên nhau. Có độ phân giải hình ảnh mô mềm tốt hơn nhiều so với chụp X-quang thông thường.
  • Thời gian chụp và nhận kết quả nhanh, thường chụp mất 3 – 5 phút. Nhận kết quả sau khoảng 20 – 30 phút đồng hồ. Chụp cắt lớp vi tính thích hợp trong định hướng điều trị cho bệnh nhân cần cấp cứu hoặc đánh giá các bộ phận di động như gan, tim, ruột, phổi,…
  • Hình ảnh chụp xương có độ phân giải cao, khá hiệu quả trong chẩn đoán các bệnh lý hoặc tổn thương xương.
  • Thích hợp, an toàn với nhiều đối tượng người bệnh. Kể cả bệnh nhân không phù hợp chụp cộng hưởng từ như: người dùng van tim kim loại, người có dị vật trong cơ thể, người dùng máy tạo nhịp tim hoặc máy trợ thính cố định.

Nhược điểm

  • So với chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp sử dụng tia X-quang đâm xuyên mạnh nên khả năng phát hiện tổn thương phần mềm kém hơn.
  • Chụp cắt lớp vi tính khó phát hiện các tổn thương tủy sống, khớp hoặc dây chằng.
  • Độ phân giải hình ảnh ở cấu trúc mô mềm thấp hơn so với MRI.
  • Tia X-quang sử dụng trong kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính dù đã được kiểm soát ở mức độ phù hợp song vẫn có nguy cơ gây nhiễm xạ. Đặc biệt với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
  • Nếu cơ quan chụp và tổn thương có cùng độ đậm thì không phát hiện được bất thường.
  • Chi phí còn cao, trang thiết bị cần phải được đầu tư đồng bộ và hiện đại.

Xem thêm: Béo phì nguy hiểm như thế nào

Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

  • Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp hiện đại giúp ích cho việc chẩn đoán bệnh, tuy nhiên phương pháp này vẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu lạm dụng quá nhiều.

  • Sử dụng tia X với một lượng bức xạ đi xuyên qua vùng bụng được cảnh báo là vô cùng nguy hiểm với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Mặc dù lượng tia X sử dụng khi chụp cắt lớp vi tính được cam kết ở mức cho phép, tuy nhiên nếu sử dụng thường xuyên thì hậu quả không thể lường trước. Thậm chí, đây còn có thể là tiềm năng gây một số bệnh ung thư.

  • Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, nếu không thật sự cần thiết thì phụ nữ mang thai và trẻ em không nên ưu tiên lựa chọn phương pháp này.

  • Nếu bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính thì có thể hỏi bác sĩ về lượng phóng xạ sử dụng khi chụp và những rủi ro liên quan đến sức khỏe có thể xảy ra trước khi quyết định chụp.

  • Nhìn chung chụp cắt lớp vi tính là một phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh tương đối an toàn và có nguy cơ thấp, vì lượng bức xạ tiếp xúc khi chụp trong mỗi lần chụp được điều chỉnh sao cho liều tia là tối thiểu đủ đáp ứng chất lượng hình ảnh cho bác sĩ. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại. Ngày nay, các máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh mới đã được cải tiến rất nhiều nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của tia X đối với người bệnh nhưng vẫn đảm bảo giá trị chẩn đoán.

  • Do đó, để an toàn, trường hợp bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Cần phải thông báo để có phương pháp hạn chế mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp mang lại nhiều lợi ích và được các bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán tốt và chính xác. Đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, đồng thời trang thiết bị, máy móc phải hiện đại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *