CẢNH BÁO: BÉO PHÌ Ở TRẺ EM CÓ THỂ LÀ GÁNH NẶNG CHO Y TẾ TRONG TƯƠNG LAI !

Tình trạng béo phì của trẻ em ngày nay ngày càng gia tăng, việc ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực là nguyên nhân và dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, dậy thì sớm, rối loạn giấc ngủ và cơn ngừng thở ở trẻ em.

1. Tình hình béo phì ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam

  • Tình hình béo phì ở trẻ em đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2019, có khoảng 38 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân trên toàn cầu. Trong đó, châu Á và châu Phi là những vùng có tỷ lệ trẻ em bị thừa cân và béo phì cao nhất.
  • Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2019, tỷ lệ trẻ em bị thừa cân và béo phì đang có xu hướng tăng. Từ năm 1996 đến năm 2010, tỷ lệ trẻ em bị thừa cân và béo phì tăng từ 5,6% lên đến 19,8%. Tuy nhiên, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2021, tỷ lệ trẻ em bị thừa cân và béo phì ở Việt Nam đã giảm từ 10,6% (năm 2016) xuống còn 9,6% (năm 2020).

2. Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em

Nguyên nhân của việc tăng số lượng trẻ em bị béo phì là do một số yếu tố như:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Điều này bao gồm ăn nhiều thức ăn có chất béo, đường, natri và thừa calo, và thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Trẻ em dành quá nhiều thời gian để xem TV, chơi điện tử, điện thoại di động, và ít thời gian cho việc vận động.
  • Môi trường xung quanh: Môi trường có nhiều tiện nghi như thang máy, ô tô, xe buýt, v.v. làm cho trẻ em ít vận động và dẫn đến tăng cân.
  • Yếu tố di truyền: Một số trẻ em có nguy cơ bị béo phì cao hơn do di truyền từ gia đình.

  • Theo PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn chuyên gia hàng đầu trong phẫu thuật điều trị béo phì ở Việt Nam : “Bệnh béo phì ở trẻ em rất nguy hiểm. Trẻ em thừa cân sẽ có nhiều nguy cơ trở thành người lớn béo phì. Căn bệnh trẻ em này còn mang đến một tương lai nhiều bệnh tật và hệ lụy xấu khi trưởng thành. Do đó, phòng thừa cân béo phì từ sớm để tránh gây gánh nặng cho nền y tế trong tương lai.”

3. Những biện pháp phòng ngừa béo phì ở trẻ em

Cung cấp cho trẻ em chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng

  • Nguyên tắc cơ bản là điều chỉnh thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tăng cường vận động thể lực. Hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa từ thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt. , thay đổi thực đơn dinh dưỡng phù hợp bao gồm nhiều rau và trái cây, các loại thực phẩm giàu chất xơ và thấp calo.

Khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động

  • Khuyến khích tăng cường vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày: qua trò chơi và thể dục thể thao: nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh,…ưu tiên môn thể thao phù hợp với sở thích của trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *