Béo phì và trầm cảm vòng luẩn quẩn không hồi kết

Chưa có nghiên cứu rõ ràng chỉ ra béo phì gây trầm cảm hay trầm cảm gây béo phì mà hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng chúng xảy ra đồng thời và tác động qua lại lẫn nhau. Bệnh nhân béo phì nếu không có chế độ luyện tập để giảm cân có thể dẫn đến các triệu chứng của bệnh trầm cảm

Trầm cảm là kết quả của stress, nỗi buồn, sự thất vọng, lo âu nguyên nhân là do những người béo phì thường cảm thấy tự  ti về ngoại hình và dần xa lánh cộng đồng. Ngoại hình kém sức hấp dẫn làm cho họ thường bị tẩy chay trong một số nghề nghiệp đòi hỏi sự cân đối của cơ thể, tiếp xúc với những người xung quanh hay lựa chọn cho mình những bộ quẩn áo đẹp. Những yếu tố này làm giảm lòng tự trọng và cuối cùng làm cho những người béo phì lại thu mình lại, tăng cường ăn uống, ì ạch, lười vận động, lười giao tiếp…

Vậy trầm cảm tác động đến thói quen ăn uống như thế nào?

Ăn quá nhiều

Người bị trầm cảm thường sử dụng thực phẩm để cải thiện hoặc tránh những cảm giác tiêu cực hoặc không thoải mái như buồn bã, xấu hổ,…

Vậy trầm cảm tác động đến thói quen ăn uống như thế nào?

Nhiều người thích các thực phẩm có chứa tinh bột hoặc sử dụng thực phẩm một cách thoải mái như kem, bánh ngọt,… khi họ bị trầm cảm. Một lý do cho diều này đó là thực phẩm chứa nhiều tinh bột làm tăng mức serotonin một chất hóa học trong não làm tâm trạng tốt hơn.

Trong thời gian ngắn, việc ăn thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo có thể khiến người bị trầm cảm cảm thấy bình tĩnh hơn. Nhưng về lâu dài, một chế độ ăn uống thoải mái, đều đặn có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Anh thái lấy hình ảnh

Ăn thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo có thể giúp cơ thể bình tĩnh hơn

Ăn bất cứ thứ gì có sẵn

Mua sắm và chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh có vẻ khó khăn khi chúng ta cảm thấy chán nản, mất tinh thần và thiếu năng lượng. Kết quả là chúng ta có thể tiếp cận với các loại thực phẩm tiện lợi, đồ ăn nhanh nhưng không mấy bổ dưỡng và không có sự đa dạng trong chế độ ăn.

Những người bị trầm cảm thường ăn đồ ăn nhanh hoặc bất cứ thứ gì họ có, chẳng hạn như hộp bánh quy, bánh ngọt… Những bệnh nhân trầm cảm cũng dễ dàng bị mê mẩn khi ăn cùng một loại thực phẩm mọi lúc. Họ dường như không muốn thử bất cứ thứ gì khác biệt.

Những người trầm cảm thường gặp khó khăn với sự tập trung, trí nhớ và đưa ra quyết định. Điều này có thể làm cho các công việc đơn giản có vẻ như quá sức với họ. Vì vậy bệnh nhân trầm cảm có thể ăn một bát ngũ cốc cùng loại trong cả bữa trong ngày.

Anh thái lấy hình ảnh

Người bị trầm cảm thường sử dụng đồ ăn nhanh hoặc những gì có sẵn

Vậy trầm cảm tác động đến thói quen ăn uống như thế nào?

Dấu hiệu người bệnh trầm cảm ăn quá nhiều

Một trong những dấu hiệu của việc ăn nhiều khi bị trầm cảm là bắt buộc ăn nhiều hơn mức cần thiết trong khi không bao giờ họ cảm thấy hài lòng. Điều này đặc biệt đúng nếu bệnh nhân đang ăn để giải tỏa cảm xúc, trái ngược với việc ăn vì đói.

Các dấu hiệu của vấn đề ăn nhiều khi bị trầm cảm như:

  • Ăn nhiều lần và nhanh chóng.
  • Ăn ngay cả khi no.
  • Không bao giờ cảm thấy hài lòng.
  • Cảm thấy tê liệt, cảm xúc xa cách hoặc thờ ơ.
  • Cảm thấy tội lỗi, chán nản hoặc chán ghét sau khi ăn quá nhiều.

Như vậy tình trạng ăn nhiều do trầm cảm là một cách để người bệnh cải thiện hoặc trốn tránh những cảm giác tiêu cực đang gặp phải. Tình trạng này không tốt cho sức khỏe của người bệnh, cần kết hợp điều trị trầm cảm và thay đổi chế độ ăn phù hợp.

Giải pháp cho trầm cảm và béo phì

Đối với những bệnh nhân béo phì thì giảm cân là chìa khóa để phá vỡ vòng xoắn bệnh lý. Các dấu hiệu trầm cảm sẽ có những chuyển biến tích cực trong điều trị, nhiều bệnh nhân đã nhận thấy hiệu quả khi thực kiện các phương pháp giảm cân như: thay đổi chế độ ăn, tập luyện thể dục thể thao, phẫu thuật giảm cân…

Dấu hiệu người bệnh trầm cảm ăn quá nhiều

Người bị trầm cảm cần trao đổi với bác sĩ về sự thay đổi cân nặng hoặc sự thèm ăn của mình. Điều trị trầm cảm thường bao gồm liệu pháp tâm lý, thuốc phòng chống hoặc kết hợp cả hai.

Sau khi bệnh nhân cảm thấy tốt hơn và việc điều trị bắt đầu, khi đó họ có thể lựa chọn thực phẩm để thay đổi chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Nên tới gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống khoa học

Khi tình trạng trầm cảm bắt đầu cải thiện, một số việc làm sau có thể giúp bạn tránh những tác động của bệnh trầm cảm với chế độ ăn:

  • Làm dịu các giác quan:người bệnh có thể tìm cách khác để an ủi cơ thể ngoài việc sử dụng thức ăn. Chẳng hạn như tắm nước ấm, quấn mình trong chăn mềm hoặc nhấm nháp trà nóng,…
  • Điều chỉnh cơn đói:khi người bệnh nghĩ rằng mình cảm thấy đói, cần dựng lại và tự hỏi xem mình có thực đói hay đang cảm thấy một điều gì khác? Khi đó họ có thể nhận thấy rằng những gì họ đang thực sự khao khát không phải là một món ăn mà cần nói chuyện với một người bạn hoặc một người thân.
  • Chế độ ăn uống đa dạng: thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm cho tình trạng trầm cảm nặng hơn. Chính vì vậy, việc tập trung vào việc ăn nhiều loại thực phẩm, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, thịt và các sản phẩm từ sữa ít béo. Người bị trầm cảm có thể cân nhắc việc gặp một chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra các kế hoạch cho các bữa ăn đơn giản, cân bằng.
  • Tăng cường năng lượng: tham gia các hoạt động cung cấp năng lượng như đi dạo, nghe nhạc, chơi với thú nuôi. Khi người bệnh làm những việc này sẽ giúp cải thiện tâm trạng, họ sẽ ăn ít hơn và đưa ra những lựa chọn thực phẩm tốt hơn.

>>>Xem ngay: Nỗi lo bệnh xương khớp của người béo phì

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *