Nỗi lo bệnh xương khớp của người béo phì

Ở người lớn béo phì dễ mắc các bệnh xương khớp. Phụ nữ béo phì sau tuổi mãn kinh có nguy cơ thoái hóa khớp, đặc biệt thoái hóa khớp gối, do lực của cơ thể tác động lên khớp gối và chuyển hóa mô mỡ sinh ra các interleukin, yếu tố tăng trưởng gây tổn thương sụn khớp. Nam giới béo phì và tăng acid uric máu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh Gout do rối loạn chuyển hóa purin, làm dư thừa acid uric máu lâu ngày lắng đọng các mô và trong ổ khớp gây viêm khớp, Gout.

Hậu quả của thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là là một tình trạng khủng hoảng toàn cầu và gây hậu quả nghiêm trọng không kém gì ung thư hay bệnh tim mạch, đái tháo đường.

Viêm xương khớp gây đau khớp, cứng khớp; tình trạng sưng và đau có thể nặng lên theo thời gian, thường gặp ở đầu gối, hông và bàn tay. Nguyên nhân là do sụn khớp bị vỡ, khiến khả năng bảo vệ các đầu xương bị ảnh hưởng. Thừa cân có thể làm tình trạng viêm khớp tồi tệ hơn do tăng gánh nặng cho khớp xương.

Nỗi lo bệnh xương khớp của người béo phì

Nghiên cứu mới nhất công bố tại Hội nghị thường niên châu Âu về bệnh thấp khớp 2018 (EULAR) cho thấy điều này có thể bắt đầu rất lâu trước khi tình trạng viêm khớp được chẩn đoán.

Nghiên cứu với 377.000 người tham gia chỉ ra rằng béo phì  và viêm xương khớp  có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Theo Johannes W. Bijlsma, chủ tịch EULAR 2018, chia sẻ: “Béo phì thơ ấu và trưởng thành đều là vấn nạn sức khỏe cộng đồng. Để giải quyết vấn đề béo phì và giảm thiểu tình trạng khuyết tật liên quan rất nhiều nghiên cứu di truyền học đã tìm kiếm các dấu ấn sinh học, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối quan hệ giữa thừa cân, béo phì với bệnh viêm xương khớp.

Nghiên cứu đã dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) so sánh chiều cao và cân nặng để xác định xem liệu người đó có thừa cân hay không. Trong đó, BMI > 25 là béo phì và nằm trong 18,5-24,9 là khỏe mạnh.

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng cứ mỗi chỉ số khối cơ thể người lớn (BMI= 1 kg / m2) tăng, tỷ lệ viêm khớp tự phát, viêm ở khớp gối hoặc viêm ở khớp háng tăng 2,7%, 1,3% và 0,4% tương ứng. Chỉ số BMI tăng ở trẻ em làm tăng đáng kể tỷ lệ viêm khớp tự phát, viêm ở khớp gối hoặc khớp háng với các chỉ số lần lượt là 1,7%, 0,6% và 0,6% trên mỗi đơn vị BMI tương ứng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, GS. Daniel Prieto-Alhambra cho biết: “Các kết quả cho thấy tác động của BMI ở người trưởng thành với viêm khớp gối mạnh hơn trong khi BMI nhỏ lại tác động ít hơn tới khớp gối và khớp háng”.

Thêm cân nặng, thêm áp lực lên khớp

Béo phì sẽ khiến cho tình trạng đau khớp thêm trầm trọng bởi trọng lượng cơ thể càng nặng, các khớp ở hông, đầu gối càng phải chịu nhiều áp lực. Ngược lại nếu đã bị viêm khớp thì sự “đè nén” của trọng lượng cơ thể càng khiến khớp nhanh hư hại.

Thức ăn nhanh làm tăng mạnh tình trạng viêm khớp

Ở đối tượng béo phì thì thói quen ăn đồ ăn nhanh giàu lipid bão hòa rất phổ biến đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng viêm khớp.

Nghiên cứu của Trung tâm Y khoa ĐH Rochester (Mỹ) cho thấy vi khuẩn đường ruột có liên quan chặt chẽ với tình trạng viêm và dẫn tới cảm giác đau nhức xương của người thừa cân.

Khi chuột ăn các thực phẩm nhiều giàu mỡ, ruột của chúng sẽ chủ yếu là các vi khuẩn gây viêm, các vi khuẩn có lợi giảm sút hẳn.

Nỗi lo bệnh xương khớp của người béo phì

Viêm khớp từ lâu đã được cho là hậu quả của tình trạng gia tăng áp lực lên khớp và việc giảm cân được xem là có thể ngăn ngừa tình trạng này.

Tuy nhiên nghiên cứu này cho thấy cân bằng vi khuẩn đường ruột và bổ sung prebiotic sẽ giúp đảo ngược các triệu chứng viêm khớp, ngay cả khi trọng lượng chưa giảm.

Cung cấp prebiotic thay vì các thực phẩm dầu mỡ, lượng vi khuẩn tốt đã cô lập những vi khuẩn gây viêm, khiến tình trạng viêm giảm xuống và làm chậm lại sự phá hủy các sụn ở đầu gối của chuột.

Béo phì và bệnh Gout

Bệnh Gout một bệnh liên quan chuyển hóa purin, khi dư thừa acid uric lâu ngày trong máu, vượt quá độ bão hòa và kết tủa dưới da, ở thận, ở trong khớp gây những cơn sưng đau cấp ở khớp và quanh khớp.

Ở nam giới, béo phì và tăng acid uric máu nguy cơ cao mắc bệnh gút. Trên thế giới nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng acid uric máu ở những người béo phì làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh Gout. Tổn thương khớp trong những cơn Gout cấp do viêm cấp của khớp, do các tinh thể urat kích thích các phản ứng viêm. Tăng acid uric trong nhiều năm, lắng đọng tinh thể urat sodium trong sụn khớp và màng hoạt dịch khớp. Các vi tinh thể có thể đứt và giải phóng các tinh thể trong khớp. Các tinh thể bị thực bào bởi tế bào viền của màng hoạt dịch khớp và giải phóng interleukin gây viêm, nên người bệnh Gout có thể có phản ứng sốt và sưng đau cấp tính tại khớp và cơn đau sẽ kéo dài vài ngày. Sau nhiều cơn Gout cấp xảy ra và nhiều năm sau tổn thương khớp mạn tính gọi là Gout mạn tính có các hạt tophi ở các khớp bàn ngón chân, mỏm khuỷu tay, bàn tay…

Béo phì là một trong những tiêu chuẩn của hội chứng chuyển hóa. Nguyên nhân giảm thải acid uric trong đó có liên quan đến hội chứng chuyển hóa, giảm phân số thải acid uric ở thận. Ở người béo phì liên quan đến chế độ ăn  giàu purin, đặc biệt ở nam giới uống quá nhiều bia và rượu, tăng sản xuất acid uric.

Điều trị bệnh xương khớp, Gout ở người béo phì trước tiên là vấn đề giảm cân, giảm lượng calo đưa vào, đồ uống không bia, không rượu, không ăn các thức ăn giàu chất purin, hạn chế các thức ăn gây rối loạn lipid máu và tăng hoạt động thể lực kết hợp điều trị bằng thuốc theo giai đoạn của bệnh.

>>>Xem thêm: Người béo phì có nên tập chạy hay không?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *