Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em

Béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng nhanh tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, kết quả của chương trình khảo sát dinh dưỡng của bộ tế rất đáng lưu ý là tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020. Trong đó tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.

Béo phì trẻ em

1.Béo phì là gì?

  • Béo phì được định nghĩa là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại các mô mỡ và các tổ chức khác dẫn đến các biến chứng có hại cho sức khỏe.

2. Chẩn đoán béo phì trẻ em

  • Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá béo phì trẻ em, phổ biến là phương pháp đánh giá z-score của chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới.

BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m) x Chiều cao (m)

  • Công thức trên được áp dụng khi trẻ từ 2 tuổi trở lên
  • Trẻ 2-5 tuổi: thừa cân khi z-score BMI ≥ 2SD và béo phì khi ≥ 3SD
  • Trẻ 5-18t: thừa cân khi z-score BMI ≥ 1SD và béo phì khi ≥ 2SD
Phân loại BMI

 

3. Nguyên nhân của béo phì trẻ em

3.1 Béo phì nguyên phát

  • Do mất cân bằng năng lượng: Tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc/và giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.
  • Thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hóa cơ sở. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ dừng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.
Trẻ ăn đồ ăn nhanh gây tăng cân

3.2 Béo phì thứ phát

Thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,…

Suy giáp trạng: Béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ

Cường năng tuyến thượng thận : Béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều trứng cá, tăng huyết áp.

Do thiểu năng sinh dục gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, đái tháo nhạt, thừa ngón và có tật về mắt.

Các bệnh về não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.

Dùng thuốc: Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm tăng cân của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khi khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.

Xem thêm: THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ

4. Các yếu tố nguy cơ gây béo phì trẻ em

4.1 Tiền sử gia đình

Bố hoặc mẹ bị béo phì: 80% trẻ béo phì có một hoặc cả hai bố mẹ cùng béo phì.

Cân nặng lúc sinh: Trẻ có cân nặng lúc sinh > 4 kg có nguy cơ thừa cân cao hơn trẻ có cân nặng lúc sinh bình thường.

4.2 Thực phẩm giàu năng lượng

Thức ăn nhiều lipid (mỡ, da, phủ tạng, thức ăn chiên xào, quay, thức ăn nhanh), thức ăn thức uống ngọt (chè, bánh kẹo ngọt, nước có đường, trái cây quá ngọt,…).

4.3 Thiểu năng trí tuệ

Trẻ bị thiểu năng trí tuệ có bản năng kiểm soát thói quen ăn uống, nhận biết cảm giác no kém. Nên dễ dẫn đến ăn quá mức và ăn không biết no. Ngoài ra, khả năng giao tiếp xã hội bị hạn chế trẻ ít có cơ hội chơi đùa, vận động. Cho nên trẻ thường tìm đến ăn để tự tiêu khiển cho bản thân.

4.4 Vận động thể lực ít

Trẻ có lối sống tĩnh tại ít vận động thể lực, dành thời gian xem tivi, chơi game. Thường có thói quen ăn vặt thường tiêu hao năng lượng ít trong khi thu nạp năng lượng vượt mức nhu cầu, lâu dài dễ dẫn đến tình trạng béo phì.

Xem thêm: Phẫu thuật cắt dạ dày

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *