THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ

Thừa cân và béo phì hay được gọi liền với nhau dẫn đến nhiều người hiểu nhầm đây là một. Tuy nhiên thừa cân và béo phì có sự khác nhau và được phân chia rõ ràng trên bảng giá trị chỉ số khối cơ thể BMI.

1. Định nghĩa về thừa cân và béo phì

Thừa cân:

  • Là tình trạng cân nặng vượt quá ngưỡng phù hợp với chiều cao hiện tại.

Béo phì:

  • Là hiện tượng tích tụ mỡ quá nhiều và không bình thường một cách cục bộ trên toàn cơ thể, béo phì ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
  • Khi đánh giá béo phì không chỉ quan tâm đến cân nặng mà chúng ta cần quan tâm đến tỷ lệ mỡ có trong cơ thể.

 

2. Sự khác nhau giữa thừa cân và béo phì

2.1. Chỉ số khối cơ thể (Body mass index) BMI

Để đánh giá thừa cân hay béo phì thường người ta dựa vào bảng giá trị BMI theo từng khu vực.

Chỉ số BMI áp dụng được cho cả nam và nữ giới, được xác định bởi công thức sau đây:

BMI = W / (H^2)

Trong đó:

  • W là cân nặng của người cần đo (kg)
  • H là chiều cao (m)

2.2. BMI cho người thừa cân và béo phì

Chỉ số BMI đối với những người thừa cân béo phì ở khu vực châu Á như sau:

Thừa cân: Giá trị BMI ≥ 23

Tiền béo phì: 23 < BMI < 24,9

Béo phì mức I: 25 < BMI < 29,9

Béo phì mức II: BMI ≥ 30,0

  • Việc phân phối lượng mỡ dư thừa có ý nghĩa rất lớn đối với nguy cơ bệnh tật.
  • Mỡ tích tụ ở vùng bụng thường nguy hiểm hơn so với tích tụ ở những khu vực ngoại vi. do vậy ngoài việc theo dõi giá trị BMI chúng ta cần phải xem xét thêm các yếu tố như tỷ số vòng bụng/vòng mông.

Tóm Lại: Thừa cân và béo phì là hai giai đoạn khác nhau của cân nặng hay BMI của mỗi người. Khi được chẩn đoán là béo phì tức là đã công nhận đây là một bệnh lý cần phài có phương pháp can thiệp từ thay đổi lối sống, chế độ ăn, thực hiện các phương pháp phẫu thuật giảm cân.

Xem thêm: Mối liên quan giữa kháng Insulin với thừa cân, béo phì

3. Hậu quả mà bệnh béo phì gây ra cho sức khỏe con người

3.1. Đối với người trưởng thành

Các bệnh lý do béo phì gây nên đối với sức khỏe:

  • Các bệnh lý tim mạch: Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não,…
  • Đái tháo đường.
  • Sỏi mật: Người béo phì có nguy cơ bị sỏi mật gấp 4 lần so với những người bình thường. Tình trạng béo bụng tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh, béo bụng càng cao thì khả năng bị sỏi mật càng lớn.
  • Ung thư: Tăng khả năng mắc các bệnh lý ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Đối với nam giới thường gặp ung thư thận và ung thư tuyến tiền liệt.
  • Các bệnh lý về xương khớp, Gout.
  • Phụ nữ bị béo phì sinh nở rất khó khăn, nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường trong thời gian mang thai rất cao.
  • Ngoài ra còn có thể mắc một số bệnh lý khác như viêm khớp, đau cột sống, tăng tình trạng thoái hóa khớp,
  • Khi thực hiện phẫu thuật, những người béo phì rất dễ để lại di chứng và khó lành vết mổ.
  • Do thân hình béo phì nên việc di chuyển gặp nhiều khó khăn gây cản trở khá nhiều, do đó người béo phì thường dễ bị tai nạn lao động.
  • Tuổi thọ của những người béo phì thường ngắn hơn những người bình thường.

3.2. Đối với trẻ em

Nếu không kiểm soát được cân nặng, trẻ sau khi lớn sẽ trở thành người béo phì và có nguy cơ bị tất cả những căn bệnh nguy hiểm đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên, trẻ bị thừa cân béo phì ngay từ nhỏ đã có những bất lợi về mặt sức khoẻ:

  • Bị bạn bè đồng trang lứa chọc ghẹo trêu đùa dẫn đến tâm lý tự ti. Về lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ, nặng hơn có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, nhiều trẻ con có nguy cơ trầm cảm.
  • Khuynh hướng mắc chứng tự ti, không hài lòng về hình dạng của cơ thể, bị ám ảnh sự thừa cân, ghét bỏ cơ thể,…
  • Đối với trẻ em, cần lưu ý về thực đơn sao cho vẫn đảm bảo những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
  • Đặc biệt, trong chữa trị béo phì yếu tố tâm lý đóng vai trò hết sức quan trọng,cần phải kiên trì, không chán nản, không bi quan mới có thể giảm cân theo ý muốn.

Xem thêm: Phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *