Viêm loét dạ dày có những loại nào? Cùng drnguyenanhtuan.com tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Loại tổn thương
Loét cấp tính: hình thành do những yếu tố khi uống thuốc chống viêm, stress chấn thương tinh thần. Ổ loét thường nằm ở niêm mạc vùng thân dạ dày nơi bài tiết acid. Loét thường nông, có thể có nhiều ổ loét.
Loét mạn tính: xuất hiện từ từ, tiến triển kéo dài và thường hay tái diễn. Ổ loét ở các vùng niêm mạc không bài tiết acid.
Vị trí ổ loét
Loét dạ dày
Loét mạn tính thường có một ổ loét, nếu có trường hợp loét ở vị trí mặt trước sau áp nhau gọi là Kissing ulcer. Hơn 90% ổ loét nằm ở nơi tiếp giáp của loại niêm mạc ở phần dạ dày khác nhau, đó là vùng quanh lỗ tâm vị (l%), giữa thân vị với hang vị (12%). Ở dạ dày các ổ loét thường nằm dọc bờ cong nhỏ (82%) với chiều rộng 2,5cm, là nơi gặp nhau của lớp cơ chéo và lớp cơ vòng dạ dày. Mặt sau (3%) và mặt trước (2%).
Loét cấp tính có nhiều ổ nhiều, nằm ở vùng thân dạ dày, mặt sau nhiều hơn mặt trước.
Loét tá tràng
Loét thường nằm nơi tiếp nối giữa niêm mạc vùng tá tràng hang vị và niêm mạc ruột non, vị trí cách môn vị 1 cm là hành tá tràng, nơi không bài tiết acid. Loét hành tá tràng thường gặp hơn loét dạ dày, tiến triển nhanh hơn.
Đặc Điểm Tổn thương
Loét cấp tính: vết loét mất hết lớp niêm mạc bên trên. Chỉ có một vài trường hợp có sự xơ hoá rất chậm ở đáy ổ loét, thậm chí còn không thấy biến đổi lớp tổ chức dưới niêm mạc. Bờ ổ loét thường tròn, đều, xung quanh các nếp niêm mạc còn mềm mại, các nếp niêm mạc thường hội tụ.
Loét mãn tính: vết loét làm mất hết niêm mạc, ăn sâu vào lớp niêm mạc và làm mất lớp cơ, đáy ổ loét thể hiện sự xơ hoá, tổ chức xơ nhiều hay ít tuỳ theo thời gian tiến triển của ổ loét. Ổ loét có thể khoét sâu, qua hết lớp thanh mạc, thủng và dính vào các tổ chức xung quanh.
Các ổ loét nằm ở nơi thay đổi niêm mạc, sự bài tiết acid bình thường hoặc có giảm. Thông thường phối hợp với hiện tượng trào ngược dịch, mật do rối loạn co bóp của môn vị. Có thể chia ổ loét theo phân chia Johnson như sau:
* Loại l: thường gặp nhất (57%), ở cạnh góc bờ cong nhỏ với sự bài tiết acid bình thường hoặc là giảm.
* Loại 2: (27%) cũng ở cạnh góc bờ cong nhỏ, nhưng thường kèm theo loét tá tràng đồng thời có sự tăng bài tiết acid.
* Loại 3: (22%) ổ loét nằm ở vùng trước môn vị cùng với sự tăng bài tiết acid.
Bên cạnh tổn thương loét còn có các tổn thương khác có thể xuất hiện như:
Viêm: xuất hiện ở hang vị nếu là loét hành tá tràng. Trong những đợt đau thường có thể thấy viêm tá tràng. Đối với trường hợp ổ loét dạ dày, viêm xuất hiện xung quanh ổ loét, hang vị và vùng thân vị, hình thành ổ nhỏ tập trung thường được gọi là Gastrite munifocal.
Ung thư: các ổ loét dạ dày mạn tính, có sự thoái hoá ác tính sau nhiều năm. Thường chỉ ở một điểm trên, bờ của ổ loét lan dần theo mép và theo chiều sâu. Ngoài ra còn có đám tổ chức thoái hoá ác tính khác nằm cạnh ổ loét.
Quá trình tiến triển của ổ loét trong một thời gian như sau: loét hình tròn (giai đoạn 1) sẽ chuyển thành loét không đều sau một vài năm (giai đoạn thời gian sau loét không đều chuyển thành loét kẽ (giai đoạn 3). Những ổ loét tròn và không đều trải qua nhiều đợt tiến triển và ổn định, hình thành những vùng liền sẹo. Trong quá trình đô sẽ hình thành tổn thương loét gọi là Salamin thể hiện là một vùng lõm và những đám hoại tử xen kẽ giữa tổ chức hạt, lớp cơ niêm mạc và lớp cơ ở đáy bị tổn thương. Loét kẽ là ổ loét giai đoạn cuối (sau 10 – 15 năm). Đó là một tổn thương mạn tính mà khả năng liền sẹo rất kém và khó. Nếu ổ loét tròn hình thành ở đầu của một vết rách có thể tạo thành một ổ loét cái vợt (Raquette).
Bài viết bạn quan tâm
Gắp hàng chục viên sỏi mật từ một người phụ nữ béo phì
Chi phí phẫu thuật thu nhỏ dạ dày là bao nhiêu?
Jul
Những lưu ý sau phẫu thuật thu nhỏ dạ dày giảm cân
Jun
Tập luyện như thế nào sau khi đã thu nhỏ dạ dày
Jun
Ăn như thế nào sau khi thu nhỏ dạ dày?
Jun
Sau khi thu nhỏ dạ dày có bị béo phì trở lại không?
Jun
Cần làm gì sau khi phẫu thuật thu nhỏ dạ dày?
Jun
Những điều cần thực hiện trước khi thu nhỏ dạ dày
Jun
Đặt lịch hẹn