Vai trò của hoocmon Ghrelin với bệnh béo phì

Ghrelin là một hormone được sản xuất bởi dạ dày mỗi khi nó rỗng. Ghrelin sẽ đi từ dòng máu đến não, kích thích các tế bào thần kinh ở vùng dưới đồi để báo hiệu cơn đói. Vì thế, ghrelin được gọi là “hormone đói”. Ghrelin là một loại hormone trong cơ thể có chức năng chính là điều chỉnh sự thèm ăn. Ngoài ra, hormone này còn tham gia vào việc điều chỉnh chức năng tuyến yên, kiểm soát insulin và duy trì hệ tuần hoàn khỏe mạnh. Vậy vai trò của hoocmon Ghrelin với bệnh béo phì như thế nào hãy cùng drnguyenanhtuan đi tìm hiểu nhé. 

Chức năng của hoocmon Ghrelin

Ghrelin, còn được gọi là “hormone đói” là một loại hormone tuần hoàn trong cơ thể và cũng đóng nhiều vai trò trong nhiều quá trình của cơ thể.

Ghrelin chủ yếu được sản xuất trong dạ dày, nhưng một lượng nhỏ cũng được sản xuất trong ruột, não và tuyến tụy.

Chức năng của hoocmon Ghrelin

Ghrelin có nhiều vai trò trong cơ thể, chức năng chính của nó xoay quanh các quá trình trong hệ tiêu hóa, bao gồm dạ dày và ruột non.

Ghrelin điều chỉnh cảm giác no và đói trong cơ thể và thúc đẩy quá trình lưu trữ chất béo.

Mức độ Ghrelin thay đổi đáng kể trong ngày, tăng khi chúng ta đói và giảm khi chúng ta no.

Khi các thụ thể ghrelin ở vùng dưới đồi tương tác với hormone, nó sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến cơ thể bạn rằng thức ăn đang thiếu và bạn cần phải ăn. Sau đó, bạn bắt đầu cảm thấy đói và những thay đổi khác xảy ra trong cơ thể bạn.

  • Tiết kiệm chất béo: các nhà nghiên cứu biết rằng ghrelin báo hiệu cơ thể phải giảm nhiệt độ chất béo nâu và quá trình oxy hóa trong các tế bào mỡ. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn đốt cháy ít năng lượng hơn khi bạn đói.
  • Dạ dày của bạn sẽ trở nên đàn hồi hơn. Các nhà khoa học biết rằng ghrelin làm tăng “nhu động dạ dày”, giúp dạ dày của bạn sẵn sàng tiếp nhận và đẩy thức ăn vào đường tiêu hóa.
  • Sự thèm ăn của bạn tăng lên. Trước khi bạn bắt đầu ăn, não của bạn tiếp tục phát tín hiệu rằng bạn đang đói. Mức grelin giảm 1-3 giờ sau khi ăn.

Chức năng của hoocmon Ghrelin

Cách thay đổi lượng Ghrelin của bạn

Bất chấp những lợi ích mà ghrelin có thể mang lại cho cơ thể của bạn, nhiều người ăn kiêng vẫn chán nản với cơn đói và muốn cắt giảm lượng ghrelin để cảm thấy tốt hơn. Sau đây là các bằng chứng về ghrelin trong cơ thể bạn:

  • Thiếu ngủ làm tăng ghrelin: theo nghiên cứu cho thấy, mức độ ghrelin tăng lên khi bạn ngủ không đủ giấc. Vì vậy, bạn có thể có một giấc ngủ ngon để giúp ngăn chặn ghrelin trong cơ thể. Giấc ngủ cũng giúp bạn sản xuất nhiều leptin hơn, một loại hormone giúp bạn ăn ít hơn. Leptin và ghrelin làm việc cùng nhau để giúp bạn ăn đủ lượng thức ăn, nhưng những người ăn kiêng thường muốn tăng leptin khi bạn đang cố gắng giảm cân.
  • Một dạ dày rỗng sẽ kích thích ghrelin: bạn có thể hạn chế ghrelin bằng cách ăn những món ăn nhẹ suốt cả ngày. Nhưng nếu giảm cân là mục tiêu của bạn, hãy thực phẩm phù hợp với chế độ ăn uống, giúp bạn tạo ra tình trạng thiếu calo trong cơ thể. 
  • Thực phẩm protein giúp chặn ghrelin: theo một nghiên cứu đã cho thấy rằng các thực phẩm có hàm lượng protein sẽ ức chế ghrelin trong một thời gian dài hơn. Vì vậy protein là một lựa chọn thông minh cho những người ăn kiêng muốn xây dựng một cơ thể gầy hơn.
  • Giảm lượng fructose nạp vào: việc dung nạp lượng fructose lớn có thể dẫn đến tăng ghrelin, điều này có thể làm ta ăn nhiều hơn trong bữa chính nhưng sẽ đói rất nhanh ngay sau đó.
  • Tập luyện thể thao: một nghiên cứu vào năm 2018 đã chỉ ra rằng việc tập aerobic cường độ cao có thể giúp ta giảm mức độ ghrelin trong cơ thể. Mặc dù một vài hình thức tập luyện sẽ làm tăng mức độ ghrelin nhưng điều này lại không mang lại cảm giác đói. 
  • Giảm stress: nếu bạn có cường độ stress cao hoặc stress mãn tính có thể làm ghrelin tăng lên. Do đó, những người phải chịu những loại căng thẳng kéo dài thường sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn bình thườn

Giảm nồng độ hoocmon Ghrelin

  • Ngủ đủ giấc: rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người hay bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ có khả năng tăng cân, béo phì cao hơn so với người ngủ sớm, ngủ đủ thời gian.
  • Uống nhiều nước: Ghrelin được tiết ra nhiều hơn khi dạ dày rỗng vì vậy, nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn kiêng bằng cách cắt bớt khẩu phần, hãy nhớ luôn mang theo nước để uống khi nào có cảm giác đói. Nước sẽ giúp tạo cảm giác no lấp đầy dạ dày của bạn.
  • Giảm lượng calories nạp vào hàng ngày: tạo cho mình thói quen tính lượng calo hàng ngày nạp vào cơ thể. Một người bình thường sẽ tiêu thụ 2000 calo/ngày với những hoạt động thường ngày. Giảm lượng calo xuống còn khoảng 1500 calo/ngày sẽ giúp bạn giảm được Ghrelin trong cơ thể.

Giảm nồng độ hoocmon Ghrelin

Với những người béo phì thì hoocmon Ghrelin rất quan trọng trong quá trình giảm béo, họ cần kiểm soát lượng hoocmon này ở mức thấp nhất. Trên đây là các kiến thức liên quan đến loại hoocmon này, mong các bạn sẽ thu nhặt được các kiến thức cần thiết trong quá trình giảm cân nhé. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *