TRĨ VÀ SA TRỰC TRÀNG

Mặc dù là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng trĩ và sa trực tràng lại có nhiều biểu hiện tương đối giống nhau khiến cho người bệnh dễ nhầm lẫn và chủ quan. Nếu người bệnh và bác sĩ nhận định không đúng sẽ dẫn đến hướng điều trị sai lệch và có thể để lại hậu quả không đáng có.

Xem thêm: Các loại bệnh trĩ bạn cần biết

Trĩ và Sa trực tràng là căn bệnh như thế nào?

Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng (đoạn cuối của ruột già, trước khi nối với hậu môn) lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có nhiều mức độ tiến triển, vì vậy các biện pháp điều trị cũng rất khác nhau.

Sa trực tràng được chia làm 2 loại chính: sa niêm mạc và sa toàn bộ.

Hình ảnh minh hoa bệnh lý sa trực tràng

Bệnh trĩ là sự giãn quá mức của tĩnh mạch ở vùng quanh hậu môn dẫn đến hình thành búi trĩ.

Tùy vào vị trí xuất hiện của búi trĩ mà bệnh trĩ được chia thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ nội còn được chia làm 4 độ theo mức độ sa ra ngoài hậu môn. Các loại bệnh trĩ bạn cần biết

Tại sao lại dễ nhầm lẫn trĩ và sa trực tràng?

Mặc dù là hai căn bệnh khác nhau nhưng cả sa trực tràng và trĩ đều có những biểu hiện bệnh tương đối giống nhau khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Điển hình như:

– Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.

– Chảy máu, bệnh nhân có thể cảm nhận có khối sa.

– Cảm giác ngại đi ngoài vì đau đớn, khó khăn.

Làm thế nào để phân biệt trĩ và sa trực tràng?

Để có thể phân biệt 2 căn bệnh này, chúng ta cần dựa vào một số đặc điểm dưới đây:

1.Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh trĩ: người bị bệnh trĩ thường là người có công việc phải đứng ngồi lâu, táo bón kinh niên do chế độ ăn thiếu chất xơ và rau xanh, rối loạn chức năng của ruột, phụ nữ có thai hoặc người lớn tuổi,…

Bệnh sa trực tràng: bên cạnh những nguyên nhân giống với bệnh trĩ, thì bệnh có thể bắt nguồn từ một số lý do khác như: vùng hậu môn – trực tràng bị dị dạng bẩm sinh, ảnh hưởng của phẫu thuật sản phụ khoa… Đặc biệt, những người bị bệnh trĩ, polyp hậu môn – trực tràng hoặc mắc bệnh sỏi bàng quang gây khó khăn trong quá trình đi ngoài có nguy cơ bị sa trực tràng cao.

2.Phân biệt qua búi sa

– Bệnh trĩ: bề mặt khối sa chính là lớp niêm mạc. Búi sa của trĩ thường ngắn và tạo thành từ một hay nhiều búi không đều.

– Bệnh sa trực tràng: búi sa là một phần hay toàn bộ trực tràng. Khối sa dài và tròn đều theo hình tròn đồng tâm, tiết nhiều dịch nhầy ẩm ướt.

3.Về hiện tượng chảy máu khi đi ngoài

– Bệnh trĩ: đi ngoài ra máu ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Khi búi trĩ mới hình thành, lượng máu chảy ra thường ít và búi trĩ cũng còn nhỏ nên không gây đau. Khi bệnh nặng, các búi trĩ sưng to và lượng máu chảy nhiều hơn, có thể nhỏ thành giọt hoặc bắn thành tia.

– Bệnh sa trực tràng: Có máu đỏ tươi chảy ra ít và thường không kéo dài. Kèm theo đó là tình trạng ẩm ướt thường xuyên ở hậu môn do búi sa tiết dịch.Thường bệnh không gây đau đớn như khi mắc bệnh trĩ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn biết cách phân biệt bệnh trĩ và sa trực tràng. Việc tự chẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà rất dễ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc và hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh trĩ, bạn tuyệt đối không nên chần chừ, lo ngại hay chủ quan mà hãy nhanh chóng tìm tới các bệnh viện, phòng khám uy tín để được khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *