Tổng quan viêm túi mật

Viêm túi mật (VTM) là tình trạng bị nhiễm trùng ở tại túi mật. Túi mật là một túi nhỏ nằm dưới gan, chứa mật do gan tạo ra và có chức năng tiết mật vào ruột khi thức ăn chưa đưa vào. Mật giúp làm hòa tan chất béo trong thức ăn. Bệnh viêm túi mật thường gặp phụ nữ trung niên tuổi mãn kinh, thừa cân béo phì. Trên thực tế có đến khoảng 95% bệnh nhân VTM có bệnh sỏi mật. Khi một viên sỏi bị kẹt trong ống túi mật và liên tục cản trở nó, kết quả dẫn đến VTM.

Để hiểu sâu hơn về bệnh viêm túi mật, mời bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Những thông tin về viêm túi mật

Triệu chứng

Bị viêm túi mật sẽ gây ra đau đớn ở vùng bụng bên phải (vị trí túi mật) gây ảnh hưởng đến các chức năng của tiêu hóa. Viêm túi mật cũng thể hiện ở một số bộ phận khác của cơ thể. Có những triệu chứng sau đây:

Tổng quan viêm túi mật

  • Người bệnh đau và quặn thắt ở vùng hạ sườn phải
  • Sẽ cảm thấy bị đau lan lên ngực, lưng, hay vai phải
  • Bị vàng da và vàng mắt
  • Khi hít vào sẽ đau hơn hoặc khi di chuyển, khi đè trên vùng bên phải của phần bụng trên
  • Buồn nôn, ợ hơi và thường nôn mửa sau bữa ăn chứa nhiều chất béo
  • Phân nhạt màu
  • Sốt và ớn lạnh.

Bên cạnh đó triệu chứng viêm túi mật cũng được các nhà nghiên cứu khái quát lên thành 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu sỏi sẽ bị tống vào túi mật gây ra tình trạng đau thượng vị kèm theo ói do phản xạ
  • Giai đoạn 2: Khi sỏi đi vào túi mật có thể sẽ bị kẹt ở cổ hoặc ống túi mật làm tắc đường chảy của dịch mật không thể thoát ra gây nên viêm vách túi mật. Triệu chứng lâm sàng của giai đoạn này là đau hạ sườn phải, cơn đau quặn và có thể lan rộng ra sau lưng hoặc lên vai phải.
  • Giai đoạn 3: Ống túi mật bị tắc nghẽn làm cho vi trùng phát triển và xảy ra tình trạng viêm phúc mạc ở người bệnh.
  • Giai đoạn 4: Túi mật bị thủng sau 48-72 giờ bị tắc nghẽn. Nếu thấy bệnh nhân có các bệnh lý như bệnh tạo keo, đái tháo đường, viêm tắc động mạch thì quá trình bị thủng túi mật có thể sẽ diễn ra nhanh hơn.

Nguyên nhân

Sỏi mật được coi là những nguyên nhân chính gây ra bệnh VTM. Tuy nhiên, nếu bị VTM không đồng nghĩa với việc bạn bị sỏi mật. Nguyên nhân bị viêm túi mật còn có thể do rối loạn chức năng của túi mật gây sản sinh hoặc dự trữ quá nhiều mật. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác mà không phải do sỏi gây ra như:

  • Bệnh do vi khuẩn
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Bệnh hồng cầu liềm
  • Nhiễm trùng E.coli 
  • Bệnh lý thương hàn
  • Bị chấn thương

Tổng quan viêm túi mật

Chẩn đoán 

Để chẩn đoán chính xác viêm túi mật cấp, cần thực hiện các xét nghiệm và các kỹ thuật sau đây:

  • Xét nghiệm máu: để xem số lượng bạch cầu có tăng không, nhóm máu.
  • Siêu âm: thấy được hình ảnh túi mật, có xuất hiện dịch quanh túi mật hay không.
  • X quang ngực bụng: để thấy được hình ảnh của sỏi
  • X quang túi mật cản quang bằng đường uống: để đánh giá chức năng túi mật.
  • Chụp cắt lớp vi tính: chẩn đoán sỏi túi mật và viêm túi mật.
  • Chụp cộng hưởng từ: dùng để chẩn đoán cấu trúc sỏi, vị trí giải phẫu và dự đoán mật độ sỏi.
  • Chụp nhấp nháy: dùng để chẩn đoán  sỏi túi mật, viêm túi mật, hẹp đường mật bẩm sinh, rối loạn vận động của túi mật,…

Điều trị

Điều trị nội khoa viêm túi mật

Khi bệnh nhân ở giai đoạn 1 và 2

  • Bệnh nhân sẽ được chỉ định nhịn ăn và đặt ống thông mũi dạ dày.
  • Truyền dịch 
  • Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc ức chế phó giao cảm để ức chế đi thần kinh X
  • Theo dõi bệnh tình của người bệnh
  • Giai đoạn này không sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân.
  • Sắp xếp phẫu thuật khi hết cơn đau.

Điều trị ngoại khoa

Với những bệnh nhân đã ở giai đoạn 3 và 4. Có hai phương pháp phẫu thuật hiện nay được thực hiện đó là:

  • Mổ nội soi cắt túi mật: Phương pháp được áp dụng nhiều hiện nay nhằm rút ngắn được thời gian điều trị, giảm đau sau mổ và an toàn. 
  • Dẫn lưu túi mật, sau đó mổ chương trình với những ca bệnh già yếu, suy kiệt nặng, nhiễm độc nặng, có bệnh lý mãn tính kèm theo như đái tháo đường, lao phổi, tim mạch.

Tổng quan viêm túi mật

Phòng bệnh

Đề phòng bệnh viêm túi mật, cần phải tuân theo những nguyên tắc sau trong sinh hoặc và dinh dưỡng:

  • Ăn ít chất béo, không ăn đồ chiên, thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn gây khó tiêu.
  • Hãy sử dụng các thực phẩm tốt như dầu thực vật, thịt trắng, thịt nạc, sữa đậu nành, chất xơ, rau xanh, trái cây.
  • Chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch, sự lưu thông đều đặn của đường mật.
  • Nên cẩn trọng việc sử dụng thuốc tránh thai
  • Sổ giun định kỳ, điều trị các bệnh nhiễm trùng đường mật tốt để dự phòng sỏi sắc tố mật.

Trên đây là bài viết về bệnh viêm túi mật. Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ có cho mình ít nhiều kiến thức về căn bệnh này và nên nhớ hãy phòng tránh nó khi còn có thể để bảo vệ sức khỏe mình nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *