Thoát vị bẹn có biến chứng gì?

Thoát vị bẹn là một bênh lý ngoại khoa cần được phẫu thuật. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây ra một số biến trứng: Thoát vị bẹn nghẹt, thoát vị bẹn kẹt, chấn thương khối thoát vị, rối loạn tiêu hóa…

1. Cơ chế thoát vị bẹn

  • Sở dĩ thoát vị bẹn thường xuất hiện ở nam giới là do cấu tạo vùng bẹn có một khe nhỏ hay còn gọi là ống phúc tinh mạc – vị trí mà trước đó khi còn là thai nhi hoặc mới sinh ra, hột tinh hoàn sẽ di chuyển xuống túi bìu. Mặc dù khi quá trình di chuyển này kết thúc, khe nhỏ này thường đóng lại song ở một số nam giới, khe hẹp vẫn chưa đóng hoàn toàn.
  • Do sự xuất hiện của khe hẹp này mà cơ bẹn của nam giới yếu hơn, nhất là khi lỗ bao quanh động mạch không kín. Do đó, kết hợp với áp lực lớn, một đoạn ruột hoặc cơ quan khác vùng bụng dưới có thể lọt vào khe hở, thoát ra ngoài ổ bụng đi xuống bìu. Lúc này, bệnh nhân sẽ xuất hiện túi thoát vị bẹn.
  • Hầu hết bệnh nhân thoát vị bẹn không có triệu chứng nguy hiểm. Thường chỉ gây căng tức nhẹ vùng bụng dưới khi ho, khi đứng lên hoặc mang vác vật nặng. Mặc dù một phần ruột tràn vào túi thoát vị bẹn đi xuống dưới bìu. Song không ảnh hưởng đến hoạt động của tinh hoàn hay cơ quan sinh dục phía dưới.
  • Một số trường hợp hiếm gặp khi ruột xoắn, kẹt trong túi thoát vị bẹn và sưng to lên, chèn ép vào mạch máu nuôi tinh hoàn có thể khiến tinh hoàn yếu đi hoặc nặng hơn là hoại tử. Trường hợp này cần can thiệp sớm để giải phóng ruột trong thoát vị bẹn cũng như đảm bảo mạch máu nuôi tinh hoàn được lưu thông.

2. Thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không?

Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn khác nhau.

  • Phẫu thuật mở: Là phương pháp phẫu thuật mà các bác sĩ sẽ tạo một vết cắt duy nhất. Qua đó bịt kín chỗ thoát vị và củng cố vững chắc thành bụng.
  • Phẫu thuật nội soi: Đây là phương pháp ít xâm lấn nhưng phức tạp hơn so với mổ mở. Theo đó, các bác sĩ sẽ tạo một vài vết cắt nhỏ ở vùng cần phẫu thuật. Sau đó đưa các dụng cụ đặc biệt vào để bịt kín khối thoát vị.
  • Với kỹ thuật mổ thoát vị bẹn hiện nay, bệnh nhân sẽ có được vết mổ nhỏ, nằm theo nếp lằn bụng dưới nên thẩm mỹ đẹp. Thời gian nằm viện điều trị thoát vị bẹn trung bình là hai ngày. Phẫu thuật thoát vị bẹn hầu như rất ít rủi ro. Tuy nhiên khoảng 2 – 4% trường hợp bị tái phát trong vòng 3 năm. Bên cạnh đó còn có các nguy cơ tiềm ẩn khác như: Thiệt hại cho các ống dẫn tinh – ống mang tinh trùng đến tinh hoàn, đau tê ở vùng bẹn..
  • Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ khám và đánh giá kết quả phẫu.
  • Như vậy, bệnh nhân bị thoát vị bẹn có thể yên tâm. Vì nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản rất thấp, nên sớm điều trị để phòng ngừa biến chứng.

Xem thêm: Bệnh thoát vị bẹn và nguyên nhân biến chứng thường gặp

3. Biến chứng của thoát vị bẹn

Bệnh thoát vị bẹn nếu điều trị muộn hoặc khi áp lực lên thành bụng quá lớn do táo bón kéo dài, ho nặng, béo phì,… có thể dẫn đến một số biến chứng như:

3.1 Nghẹt hoại tử ruột

Nghẹt hoại tử ruột có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thoát vị bẹn ở bé trai. Khoảng 60% nghẹt hoại tử ruột do thoát vị bẹn ở bé trai xảy ra trong 3 tháng đầu sau sinh. Đây là tình trạng ruột hoặc mạc treo của ruột bị nghẹt, không trở lại vào ổ bụng dẫn đến thiếu máu nuôi. Nếu không phẫu thuật kịp thời, phần ruột thiếu máu nuôi có thể hoại tử hoàn toàn.

3.2 Thoát vị bẹn kẹt

Thoát bị bẹn kẹt xảy ra khi tạng thoát vị xuống và bị dính vào túi thoát vị hoặc tự dính vào nhau, không thể trở lại vị trí trong ổ bụng. Bệnh nhân sẽ có cảm giác vướng víu, dễ chấn thương tạng hơn.

3.3 Chấn thương khối thoát vị

Khi ruột thoát vị xuống bẹn gây hình thành túi thoát vị bẹn lớn, nguy cơ vỡ, dập hoặc tổn thương nặng hơn nếu gặp phải chấn thương lực từ bên ngoài.

Xem thêm: Các phương pháp cắt dạ dày

3.4 Rối loạn tiêu hoá

Những trẻ nhỏ bị thoát vị bẹn thường bị rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, ăn uống và hấp thu kém, chậm lớn, còi cọc,… hơn các trẻ bình thường.

3.5 Biến chứng khác

  • Thoát vị bẹn là yếu tố thuận lợi dẫn đến một số biến chứng cho cơ quan sinh sản ở nam giới như: teo tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh, hoại tử tinh hoàn,…

4. Cách phát hiện thoát vị bẹn sớm

  • Tình trạng thoát vị bẹn có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nên bản thân cha mẹ và người chăm sóc nên chú ý kiểm tra, phát hiện sớm bệnh. Đặc điểm là sự xuất hiện khối phồng vùng bẹn, bìu bất thường ở bé trai. Khối phồng này thường lớn hơn khi trẻ khóc, ho, chạy nhảy.
  • Khi trẻ nằm yên hoặc ngủ, khối phồng bụng dưới sẽ xẹp xuống hoặc biến mất. Điều trị sớm thoát vị bẹn ở bé trai giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Đặc biêt hạn chế ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.
  • Nguy hiểm hơn khi khối thoát vị bẹn không lên được, gây đau đớn, nôn mửa, sốt, không trung đại tiện được,… ở trẻ. Lúc này cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và can thiệp sớm. Ngoài ra cũng cần kiểm tra biến chứng do thoát vị bẹn có thể gây ra. Cụ thể là: thoát vị kẹt, xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn,…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *