Sự phát triển tâm lý của trẻ béo phì bị ảnh hưởng như thế nào

Béo phì vừa là căn nguyên vừa là yếu tố nguy cơ gây ra hàng loạt các bệnh mạn tính như: Tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, thoái hóa các khớp nhưng đây mới chỉ xét đến khía canh bệnh thể chất. Béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về tinh thần, đặc biệt là trẻ em, đây là đối tượng bị tác động nhiều nhất. Tâm lý của trẻ béo phì sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh phân tích, chăm sóc các bé tốt hơn mỗi ngay.

Trẻ em như thế nào là béo phì?

Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ. Cha mẹ hãy theo dõi sự phát triển của con thông qua biểu đồ tăng trưởng. Nhìn vào số cân nặng và chiều cao các bậc cha mệ có thể nhận thấy xu hướng phát triển của con mình. Theo biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO), bệnh béo phì ở trẻ em là tình trạng nếu cân nặng chiều cao của trẻ lớn hơn bách phân vị thứ 98 thì trẻ có cân nặng theo chiều cao lớn.

Trẻ em như thế nào là béo phì?

Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với trẻ, nó quyết định đến sự phát triển của trẻ, đảm bảo cho trẻ không bị thừa cân béo phì. Tuy nhiên việc dư thừa chất béo và năng lượng cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Thực tế đã cho thất nếu một đứa trẻ quá nặng sẽ chậm biết lẫy, biết bò và biết đi – những quá trình quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần ở đứa trẻ.

Cách tính béo phì ở trẻ em

Dựa trên chỉ số BMI, công thức được tính từ cân nặng và chiều cao của trẻ:

BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)] 2

Trong đó: BMI là chỉ số khối cơ thể.

  • Nếu BMI < 18,5: Trẻ bị thiếu cân.
  • Nếu 18,5 ≤ BMI < 25: Cân nặng của trẻ bình thường.
  • Nếu 25 ≤ BMI < 30: Trẻ bị thừa cân.
  • Nếu 30 ≤ BMI < 35: Trẻ béo phì cấp độ I.
  • Nếu 35 ≤ BMI < 40: Trẻ béo phì cấp độ II.
  • Nếu 40 ≤ BMI < 50: Trẻ béo phì cấp độ III.
  • Nếu BMI ≥ 50: Siêu béo phì cấp độ IV.

Áp dụng công thức trên các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể biết được con mình đang phát triển bình thường hay đang có nguy cơ béo phì.

Tâm lý của trẻ béo phì bị ảnh hưởng như thế nào?

Tâm lý của trẻ béo phì bị ảnh hưởng như thế nào?

Béo phì tác động đến tâm lý, khả năng lao động, học tập

Béo phì gây mất thoải mái trong cuộc sống: người béo phì thường có cảm giác bức bối khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mỏi mệt chung toàn thân, hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái.

Béo phì ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý xã hội

Trẻ béo phì thường bị bạn bè trêu chọc, dẫn đến tâm lý tự ti, cô độc, thậm chí có những biểu hiện tiêu cực như coi thường bản thân. Bệnh béo phì trẻ em gây ra các tổn thương tâm lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành làm cho trẻ trở nên khó hoà nhập cộng đồng, có tư tưởng nổi loạn, thậm chí có ý định tự vẫn.

Trẻ em thừa cân phải trải qua nhiều khó khăn về mặt tâm lý hơn trẻ em không béo phì, trẻ nữ có nguy cơ cao hơn trẻ nam và nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý tăng lên theo tuổi. Nghiên cứu của Strauss cho biết 34 % trẻ nữ thừa cân ở độ tuổi 13 – 14 tuổi có mức độ tự tin kém hơn so với trẻ không bị béo phì (8%), trẻ dường như kém nhanh nhẹn và đôi khi còn xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao.

Tâm lý của trẻ béo phì bị ảnh hưởng như thế nào?

Béo phì làm giảm hiệu suất lao động và kém lanh lợi

Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác do khối lượng cơ thể quá lớn nên để hoàn thành một công việc trong lao động, người béo phì mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người bình thường. Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn so với người bình thường nên dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động.

Thừa cân ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ nhỏ, chính vì vậy các bậc phụ huynh nên có chế độ dinh dưỡng thích hợp cho con cái, thêm vào đó hãy áp dụng những phương pháp giảm cân khoa học giúp con phát triển toàn diện nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *