Tác hại của bệnh béo phì với chức năng sinh sản ở nam giới

Béo phì gây ra những hệ lụy cho sức khỏe, đặc biệt là tình trạng béo phì ở nam giới gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình dục. Bệnh béo phì có những tác hại đến chức năng sinh sản ở nam giới cụ thể là:

Béo phì nam giới

1. Mất cân bằng nội tiết tố

Khả năng sinh sản của đàn ông béo phì có mối liên quan chặt chẽ với sự cân bằng nội tiết. Testosterone là hormone chính ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, các vấn đề xảy ra với tinh hoàn sản xuất hormone này có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới bị béo phì.

Hormone luteinizing và hormone kích thích nang trứng báo hiệu cho tinh hoàn sản xuất tinh trùng và testosterone. Khi có vấn đề nào xảy ra với tuyến yên, nơi sản xuất các hormone này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

2. Rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương là tình trạng dương vật không có khả năng cương cứng nên không thể thực hiện giao hợp. Các yếu tố có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát sự cương: thay đổi nội tiết tố, yếu tố tâm lý hoặc các vấn đề về thể chất có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát sự cương. Đây là dấu hiệu giảm sức khỏe sinh sản rõ rệt ở đàn ông béo phì.

3. Tinh trùng yếu

Người bị béo phì thường mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa đi kèm, dẫn tới lượng hormon của nam giới (testosterone) giảm trong khi đó lại làm tăng lượng hormone nữ (estrogen). Sự mất cân bằng này làm cho đàn ông béo phì giảm ham muốn, rối loạn cương dương và khả năng sinh tinh trùng giảm.

4. Dương vật nhỏ

Nam giới thường bị béo phì thể trung tâm “ béo bụng“, khi bụng to ra thì lớp mỡ xung quanh dương vật dày lên và càng che lấp thân dương vật. Đây gọi là “lún dương vật“, hay dương vật bị vùi lấp bởi tổ chức da, dưới da hay mỡ ở mu xệ xuống. Người đàn ông càng béo thì dương vật càng bị lấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phòng the cũng như khả năng đạt cực khoái của người bị béo phì.

Với nam giới bị béo phì có tỉ lệ mắc các bệnh lây qua đường tình dục dù họ có ít bạn tình hơn những người bình thường khác. Nguyên nhân chủ yếu do da tại bộ phận sinh dục thường xuyên bị ẩm ướt do tăng tiết mồ hôi, đây là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển.

Xem thêm: Stress vì căn bệnh béo phì ở lứa tuổi trung niên

5. Tinh dịch bất thường

Những bất thường về tinh dịch bao gồm cả chất lượng và số lượng đều dẫn đến vô sinh. Lượng tinh dịch nếu ít hoặc nhiều hơn sẽ làm thay số lượng và mật độ tinh trùng không đảm bảo hiệu điều kiện tinh trùng tiếp cận trứng. Chính vì vậy, khi nam giới bị bệnh béo phì nên khám sức khỏe sinh sản để có biện pháp hỗ trợ cải thiện phù hợp.

Quá trình thụ tinh

6. Thay đổi tinh hoàn

Tinh hoàn là nơi sản sinh ra tinh trùng, mọi bất thường ở tinh hoàn như sưng, nóng, đỏ, đau, hoặc có u cục, bị xoắn. Đây là dấu hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của đàn ông.

Xem thêm: Mổ nội soi dạ dày hết bao nhiêu tiền

7. Biến chứng của bệnh béo phì

Bệnh béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mãn tính: Rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường. Tất cả các bệnh này ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và rối loạn khả năng tình dục. Việc tăng cân làm giảm sức chịu đựng, điều quan trọng để duy trì thời gian và hiệu suất khi quan hệ tình dục. Rối loạn cân bằng nội tiết, đặc biệt nồng độ testosterone giảm làm giảm ham muốn tình dục.

Yếu sinh lý ở nam giới bị béo phì

8. Vô sinh

Béo phì là yếu tố nguy cơ rõ ràng đối với tình trạng hiếm muộn vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng tinh trùng cũng như khả năng giao hợp. Nồng độ testosterone trong máu giảm làm giảm số lượng tinh trùng, và tăng tỷ lệ vô sinh.

Nhiều nghiên cứu so sánh những người đàn ông béo phì có số lượng tinh trùng thấp hơn 35% và mật độ tinh trùng thấp hơn 38% với người có chế độ ăn lành mạnh.

Cho nên với những nam giới bị tăng cân hãy đặt mục tiêu hướng đến một lối sống lành mạnh, chú ý đến lượng calo tiêu thụ. Tăng cường hoạt động thể chất mọi lúc, đi bộ và sử dụng cầu thang bộ thay cho thang máy hoặc thang cuốn.

Nam giới béo phì nên hạn chế thời gian ngồi trước màn hình, tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn, theo dõi cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI.

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng hợp lý, có các loại thực phẩm tăng cường khả năng sinh sản như chuối, bông cải xanh, quả óc chó, tỏi, nhân sâm, thịt đỏ, đậu, trứng, cá, trái cây họ cam quýt như cam, kiwi, dâu tây, cà chua, phô mai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *