Phân biệt hẹp môn vị với những bệnh lý khác

Chẩn đoán xác định hẹp môn vị cần dựa vào những triệu chứng cơ năng: đau, nôn, ăn uống ậm ạch, khó tiêu. Hoặc những triệu chứng thực thể: lắc óc ách khi đói; dấu hiệu Bouveret. Bên cạnh đó cần kết hợp với kết quả triệu chứng X-quang: hình ảnh tuyết rơi, dạ dày hình chậu, sau 6 giờ dạ dày vẫn còn baryt. Nhưng cũng cần phân biệt hẹp môn vị với các bệnh lý sau đây.

Phân biệt hẹp môn vị với viêm teo vùng hang vị

Thường kèm theo một ổ loét bờ cong nhỏ. Viêm teo hang vị rất khó điều trị nội khoa. Chẩn đoán phải dựa vào nội soi: vùng hang vị xơ teo, co nhỏ. Có thể có những vết viêm chít nông (Eroin) và dấu hiệu X-quang: hình ảnh hang vị co nhỏ, gấp khúc như ngón tay đi găng.

Phân biệt hẹp môn vị với viêm teo vùng hang vị

Vị trí hang vị trong dạ dày

Viêm teo hang vị đơn thuần không kèm theo ổ loét có thể gặp nhưng rất hiếm, khi soi dạ dày niêm mạc lốm đốm mảng trắng hay bợt màu.

Phân biệt hẹp môn vị với hẹp phì đại cơ môn vị

Phân biệt hẹp môn vị với hẹp phì đại cơ môn vị

Cơ môn vị bị phì đại

Xuất hiện ở trẻ nhỏ mới đẻ. Sau vài tuần bình thường xuất hiện nôn. Nôn nhiều, ngày càng tăng dẫn đến rối loạn toàn thân. Trên phim X-quang thấy môn vị bị kéo dài như sợi chỉ, phía trên là dạ dày giãn to.

Phân biệt hẹp môn vị với bệnh có thắt tâm vị

Bệnh nhân thường có dấu hiệu đầu tiên là nuốt nghẹn từng lúc, tăng dần và nghẹn liên tục. Nghẹn thường bắt đầu là chất lỏng sau đó dần dần thức ăn đặc. Trong hay sau khi ăn, bệnh nhân ọe rất nhiều giống như nôn.

X-quang thấy thực quản phía trên giãn to, dưới chít hẹp lại, mềm mại, giống hình củ cải, không có túi hơi dạ dày.

Nội soi thấy ứ đọng thức ăn trong thực quản. Thực quản giãn to, tâm vị chít hẹp, co thắt liên tục nhưng niêm mạc mềm mại. Khi soi phải chờ cơ tâm vị mở ra mới đưa ống soi xuống dạ dày được.

Hẹp tá tràng

Nguyên nhân do loét, u hay do túi thừa tá tràng. Tùy theo vị trí của tổn thương gây hẹp mà có các biểu hiện khác nhau.

Trên bóng Vater: giống như một hẹp môn vị, không thể nào phân biệt được.

Dưới bóng Vater:

  • Nôn ra nước vàng (mật + dịch tụy).
  • Nôn rát nhiều.
  • Toàn thân suy sụp nhanh.
  • X-quang xác định được chỗ hẹp, trên đó là hành tá tràng giãn rộng.
  • Nội soi xác định rõ vị trí của hẹp và tổn thương gây hẹp. Sinh thiết có thể xác định loại thương tổn.

Phân biệt hẹp môn vị với hẹp tá tràng

Hình ảnh hẹp tá tàng do u chèn ép

Tắc ruột cao

Tắc ruột cao có thể do bã thức ăn hoặc do dây chằng. Triệu chứng lâm sàng thấy đau bụng từng cơn, nôn nhiều, X-quang thấy mức hơi, mức nước…

Nguyên nhân thần kinh

Liệt dạ dày do thần kinh: dạ dày không co bóp, ì ra. Các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên và bệnh nhân có thể hoàn toàn được hồi phục.

Tăng áp lực nội soi: do nhiều nguyên nhân gây tăng áp lực nội soi thể hiện bệnh nhân nôn nhiều, nôn liên tục. Kèm theo có các triệu chứng khác như đau đầu, mắt mờ.

Viêm túi mật

Khi túi mật viêm do sỏi, túi mật căng to do tắc mật. Các cơn đau tăng lên đồng thời nôn nhiều, nôn tăng dần. Cơ chế gây nôn có thể:

  • Do co thắt cơ môn vị.
  • Do tổn thương thực thể (ít gặp hơn):
  • Sỏi túi mật đè lên môn vị.
  • Viêm nhiễm chung quanh vùng túi mật khi túi mật viêm có mủ.
  • Viêm vùng môn vị, tá tràng: thành dạ dày và tá tràng dày lên, cản trở sự lưu thông.

Phân biệt hẹp môn vị với tụy

  • Viêm tuỵ mạn tính.
  • Ung thư đầu tụy.
  • Các biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng của hẹp môn vị, đồng thời có các biểu hiện tắc mật, tắc ống Wirsung.

Bài viết này giúp người đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất về phân biệt hẹp môn vị với những bệnh khác. Mọi thắc mắc liên hệ ngay đến Ddrnguyenanhtuan.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *