Nội soi đại tràng và những điều cần biết

Nội soi đại tràng là một phương pháp an toàn, quan trọng trong tầm soát ung thư đại tràng, phát hiện sớm những tổn thương tiền ung thư (polyp) và các khối u nhỏ trong đường ruột để cắt trước khi chúng xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm khác.

1. Nội soi đại tràng là gì?

Trực tràng là phần cuối của ruột già, cầu nối giữa hậu môn và đại tràng. Chức năng của trực tràng là lưu giữ chất thải, cùng với nhu động ruột tống phân qua hậu môn thoát ra ngoài.

Nội soi đại tràng là phương pháp sử dụng một ống mềm có gắn camera với đường kính ống nhỏ theo đường hậu môn đi qua trực tràng vào trong đại tràng để kiểm tra trình trạng bên trong lòng đại tràng.

Bao gồm :

  • Nội soi đại tràng không gây mê: Người bệnh tỉnh táo hoàn toàn trong quá trình nội soi, nhưng người bệnh có thể cảm giác đau, tức bụng tùy theo cảm giác
  • Nội soi đại tràng gây mê: Bác sĩ sẽ gây mê người bệnh để nội soi. Phương pháp này giúp bệnh nhân không có bất kỳ cảm giác khó chịu hay đau tức bụng trong quá trình nội soi. Người bệnh có thể xuất viện ngay sau khi nội soi 1 – 2h.
  • Nội soi viên nan: để chẩn đoán bệnh lý ở đại tràng. Với phương pháp này, người bệnh sẽ phải nuốt một camera nhỏ. Trong quá trình tiêu hóa Camera sẽ quan sát toàn bộ ống tiêu hóa và ghi lại thông tin, thời gian để quan sát toàn bộ ống tiêu hóa mất từ 6 – 10 giờ.

2. Khi nào cần nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng thường được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý như:Trĩ , rò hậu môn, bệnh lý u, ung thư, viêm đại tràng, polyp,… và theo dõi diễn tiến bệnh trong trường hợp đã phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng.

Ngoài ra, nội soi đại tràng còn có thể tầm soát,chẩn đoán sớm ung thư đại tràng giúp bệnh nhân được điều trị sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Vì vậy khi có các dấu hiệu sau đây, nên thực hiện nội soi đại tràng:

  • Có cảm giác đau bụng vùng dưới rốn, hố chậu trái và đau bụng theo co thắt của nhu động ruột.
  • Đi ngoài phân nhầy máu, máu đỏ tươi
  • Đi ngoài tiêu chảy và táo bón thất thường
  • Rối loạn phân, khó đại tiện.
  • Ngứa và đau vùng hậu môn. Ống hậu môn hoặc ngoài ống hậu môn bị chảy dịch bất thường.
  • Tầm soát ung thư đại tràng, kiểm tra định kỳ người bệnh có polyp, ung thư đại trực tràng
  • Trường hợp thiếu máu chưa rõ nguyên nhân; kiểm tra thấy hồng cầu trong phân dương tính; có những bất thường trên phim chụp X-Quang.
  • Các bệnh viêm đại trực tràng,bệnh túi thừa, viêm loét đại trực tràng chảy máu,Crohn, ung thư, polyp, rò hậu môn, nứt hậu môn.
  • Nội soi đại tràng để điều trị bệnh như: Cắt polyp đại tràng, điều trị bệnh trĩ, lấy dị vật, cầm máu, nong chỗ hẹp

Xem thêm: Các giai đoạn và phương pháp điều trị ung thư đại tràng

3. Nội soi đại tràng được thực hiện như nào?

  • Sau khi hỏi về các triệu chứng, bệnh sử, tiền sử bản thân, gia đình và các yếu tố liên quan, thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, cẩn thận, làm các xét nghiệm đi trước như xét nghiệm máu, điện tim đồ, siêu âm bụng, các thăm khám X quang…
  • Loại trừ các chống chỉ định nội soi như nhồi máu cơ tim cấp, nghi thủng tạng rỗng hoặc mới phẫu thuật.. Bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích và đưa ra chỉ định nội soi đại trực tràng.
  • Nếu nội soi dưới gây mê, bệnh nhân sẽ được khám tiền mê trước, nếu không có vấn đề gì thì bệnh nhân sẽ được hướng dẫn làm sạch đại tràng trước khi nội soi.
  • Sau khi làm sạch đại tràng bệnh nhân sẽ được làm thủ thuật nội soi, đây là thủ thuật khó đòi hỏi Bác sĩ phải được đào tạo cẩn thận, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn hợp tác trong suốt quá trình làm nội soi.
  • Tùy từng bệnh nhân và thủ thuật chẩn đoán hay can thiệp mà thời gian một cuộc nội soi dài ngắn khác nhau, với những bác sĩ có kinh nghiệm thì việc nội soi chẩn đoán diễn ra rất nhanh..
  • Sau đó, tùy vào từng bệnh nhân, từng chỉ định nội soi chẩn đoán hay can thiệp, triệu chứng sau khi nội soi mà bệnh nhân có thể về ngay hoặc phải theo dõi từ và giờ đến vài ngày với các thủ thuật can thiệp có nguy cơ thủng hoặc chảy máu thứ phát cao.
  • Cuối cùng Bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân những vấn đề mà họ đang có rồi cùng bệnh nhân thống nhất cách giải quyết những vấn đề đó một cách tốt nhất.

4. Các biến chứng có thể xảy ra

Biến chứng có thể xảy ra ở bất kỳ quy trình nào của nội soi từ nhẹ đến nghiêm trọng, tuy nhiên hoàn toàn có thể kiểm soát tối đa những biến chứng này ở mức thấp nhất nếu thăm khám một cách cẩn thận, quy trình nội soi chặt chẽ và Bác sĩ nội soi có tay nghề cao.

Những tai biến có thể gặp phải như:

Trong khi thăm khám:

  • Không loại trừ được những chống chỉ định như nhồi máu cơ tim , thủng tạng rỗng..
  • Không dự báo được nguy cơ tai biến như viêm túi thừa có thể gây thủng trong khi nội soi, sẹo mổ cũ gây dính, phình tách lớn động mạch chủ bụng…

Trong khi làm sạch đại tràng:

  • Gây tổn thương đại tràng khi thụt tháo hoặc uống thuốc sổ…
  • Trong quá trình làm thủ thuật: tai biến hay gặp là thủng hoặc chảy máu.

Trong quá trình gây mê:

  • Do không hoặc khám tiền mê một cách qua loa, nhưng đôi khi cũng do bệnh nhân không thông báo với Bác sĩ những vấn đề của mình, đặc biệt bệnh nhân hay giấu tiền sử dùng bia rượu và chất kích thích.

Trong quá trình nội soi:

  • Trong quá trình thực hiện thủ thuật có thể xảy ra một số biến chứng như đau, hoặc trầy xước niêm mạc, thậm chí là thủng đại tràng, cho nên phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm tay nghề của bác sĩ nội soi.

Xem thêm: Phẫu thuật giảm béo trên thế giới

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *