Nguy cơ ung thư dạ dày vì thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn của người Việt Nam, đặc biệt là ở người già rất nguy hiểm, ăn mặn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như cao huyết áp, tim mạch … Bên cạnh đó thói quen này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày , cần được thay đổi sớm.

1. Tại sao ăn mặn có nguy cơ dẫn tới ung thư

Trong ung thư dạ dày, vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là HP) là yếu tố nguy cơ chính, do loại vi khuẩn này gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét, dẫn tới ung thư. Muối là yếu tố thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP này.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn ( Phó viện trưởng Viện phẫu thuật tiêu hóa , chủ nhiệm khoa phẫu thuật ống tiêu hóa, bệnh viện TƯQĐ 108 ) nhận định:

  • Ăn mặn từ lâu đã được cảnh báo không tốt cho sức khỏe, nhưng khẩu vị của người Việt Nam do văn hóa nên cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, song thói quen rất khó thay đổi. Dẫn đến tình trạng trong nhiều năm trở lại đây ung thư đường tiêu hóa và ung thư dạ dày ngày càng nhiều và trẻ hóa .
  • Bác sĩ Tuấn cho biết, ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày thông qua nhiều cơ chế. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, việc dung nạp 1 lượng muối quá nhiều vào cơ thể làm thay đổi độ nhớt của niêm mạc dạ dày, mất cân bằng các lợi khuẩn tiêu hóa, khiến chúng bị tổn thương, gây chết tế bào hoặc tăng sinh tế bào tái tạo, dẫn đến viêm, teo. Những nhiễm khuẩn này làm tăng khả năng nhiễm khuẩn HP, tạo ra môi trường thích hợp cho vi khuẩn có hại phát triển hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng. Lâu dần những tổn thương này có thể phát triển thành tế bào ung thư trong hệ tiêu hóa.

2. Khuyến cáo dành cho mọi người

  • WHO đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo: người trưởng thành khỏe mạnh nên ăn dưới 5gr muối/ ngày. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi ăn dưới 1gr muối/ngày. Trẻ từ 1-3 tuổi nên ăn 3gr muối/ ngày. Trẻ trên 7 tuổi thì ăn lượn muối như người trưởng thành. Nhưng trên thực tế , qua điều tra của Bộ Y Tế về dinh dưỡng của người Việt Nam cho thấy mỗi người đang ăn khoảng 12-15gr muối/ ngày , cao gấp 2-3 lần khuyến cáo.

3. Tình trạng mắc ung thư dạ dày ở Việt Nam

  • Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Theo thống kê của Globocan năm 2020, Việt Nam có gần 1,1 triệu người mắc ung thư tiêu hóa và gần 770.000 trường hợp tử vong. Con số này là một hồi chuông báo động cho sức khỏe Việt Nam, cần thay đổi lối sống ngay.
  • “Trong ung thư dạ dày , vi khuẩn HP là yếu tố nguy cơ chính, do loại vi khuẩn  này gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét , dẫn tới ung thư hóa. Muối chính là yếu tố thúc đẩy hoạt động và phát triển của vi khuẩn này. Không phải tất cả những bệnh nhân ung thư dạ dày đều do vi khuẩn HP, nhưng những người nhiễm vi khuẩn HP có khả năng bị ung thư cao hơn. Muối đồng thời còn hoạt động như một yếu tố kích  thích viêm trên thành dạ dày , làm dạ dày nhạy cảm hơn với các yếu tố gây ung thư khác.” – PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm
  • Các triệu chứng của ung thư dạ dày có thể bao gồm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, chảy máu hoặc nôn ra máu, ăn kém ngon miệng, không đói đặc  biệt là đau bụng và sút cân , cơ thể mệt mỏi. Hiện nay chúng ta đang ăn quá nhiều muối, nhiều gấp đôi lượng muối cơ thể cần. Do đó những người đang bị các bệnh về dạ dày và có nguy cơ về ung thư dạ dày cần xem lại lượng muối ăn của mình cẩn thận, tránh những thực phẩm chứa nhiều muối ăn mà mình vẫn ưa thích.
  • Muối là một chất vô cùng cần thiết với cơ thể nhưng ăn thừa muối lại là nguy cơ chính gây ra tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ngoài ra con làm suy thận, loãng xương, gây ra nhiều rối loạn cho sức khỏe, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa và dạ dày.

4. Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

  • Do đó, để phòng ngừa, giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày và bảo vệ sức khỏe mỗi người nên hạn chế đồ ăn mặn, vì các thực phẩm này chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp, khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất cực độc gây ung thư. Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên, vì qua chế biến các thức ăn này sản sinh ra nhiều chất độc gây ung thư, không có lợi cho sức khỏe
  • PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn  cũng lưu ý mỗi người nên bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng một cách đơn giản là giảm lượng muối trong các bữa ăn, hạn chế đến mức thấp nhất các thực phẩm có chứa nhiều muối và các gia vị phụ gia. Tập thói quen không chấm thêm bất kì loại nước chấm gì trong bữa ăn. Có thể thay đổi các cách chế biến món ăn từ chiên, nướng , xào thành hấp, luộc để vừa đảm bảo giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng trong thức ăn, vừa hạn chế được lượng muối nạp vào cơ thể.
  • Bác sĩ cũng lưu ý mọi người nên giảm từ từ lượng muối sử dụng trong bữa ăn. Vì giảm đột ngột gây rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể; làm giảm sự hấp dẫn của món ăn, từ đó giảm lượng tiêu thụ trong khẩu phần, gây thiếu năng lượng, sụt cân và suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, chế độ ăn quá nhạt cũng không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn quá ít muối, cơ thể cũng bị mệt mỏi, chán ăn… dẫn tới suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
  • Ngoài ra, cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích. Những chất có trong thuốc lá gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Đồng thời mỗi người nên bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý với chế độ ăn thực phẩm chứa nhiều vitain A,B,E
  • Xây dựng đồng hồ sinh học cá nhân, có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao , hợp lý, điều độ. Kiểm tra sức khỏe định kì và khám tầm soát ung thư dạ dày hằng năm cũng là việc làm cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi có bệnh. Người từ 40 tuổi; có tiền sử mắc các bệnh dạ dày hoặc gia đình có người ung thư dạ dày; béo phì; thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia nên nội soi dạ dày định kỳ để đề phòng nguy cơ mắc bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *