NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CAO BỞI BÉO PHÌ

Những người thừa cân có nhiều nguy cơ bị đột quỵ và người càng bị béo phì bao nhiêu thì nguy cơ đột quỵ càng lớn bấy nhiêu.

1. Béo phì có mối liên quan gì với đột quỵ

  • Nghiên cứu cho thấy, so với người không bị béo phì, người béo phì có nguy cơ cao hơn khoảng 30% mắc bệnh đột quỵ.
  • Ngoài ra, bệnh nhân béo phì thường mắc các yếu tố nguy cơ khác như cao huyết áp, tiểu đường, tăng mỡ trong máu, đồng thời cũng có xu hướng hút thuốc, uống rượu nhiều hơn, đây đều là những yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Béo phì cũng có thể góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh lý khác liên quan đến cơ thể, vì vậy việc giảm cân, duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.

Theo Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn-cho biết:  Cũng giống như hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, thừa cân có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Do chất béo dư thừa trong cơ thể, tình trạng viêm có thể xảy ra, gây ra lưu lượng máu kém và tắc nghẽn mạch máu- hai nguyên nhân chính gây đột quỵ.

Chủ nhiệm khoa phẫu thuật ống tiêu hoá

Béo phì được coi là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy rằng, người béo phì có nguy cơ cao hơn mắc bệnh đột quỵ so với những người có cân nặng bình thường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, béo phì có thể tăng nguy cơ mắc đột quỵ đến 64%, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi.

2. Cơ chế chính giải thích mối quan hệ giữa béo phì và đột quỵ là do sự tích tụ mỡ trong cơ thể, đặc biệt là mỡ bụng. Mỡ bụng tích tụ gây ra một số tác động tiêu cực đến cơ thể, bao gồm:

  • Tăng áp lực trong động mạch: Mỡ bụng có thể gây ra áp lực lên các động mạch, làm tăng nguy cơ bị động mạch vành và đột quỵ.
  • Tăng insulin trong máu: Mỡ bụng tích tụ cũng có thể làm tăng sự đáp ứng insulin của cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
  • Gây viêm: Mỡ bụng có thể gây ra sự viêm nhiễm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Ngoài ra, béo phì cũng có thể góp phần tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như bệnh mạch vành và suy tim.

Tuy nhiên, đây không phải là một mối quan hệ đơn giản giữa béo phì và đột quỵ, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như tuổi, giới tính, tiền sử bệnh lý, lối sống, di truyền và mức độ béo phì. Ngoài ra, béo phì cũng có thể tăng nguy cơ mắc các yếu tố nguy cơ khác như cao huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đường và xơ vữa động mạch.

2. Các phương pháp điều trị béo phì

Xét tới mức độ khó khăn khi điều trị bệnh béo phì, PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn nói rằng cách tốt nhất để ngăn chặn các biến chứng có liên quan như đột quỵ thì cần tránh tăng cân ngay từ ban đầu.

  • Do đó,  duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là cách hiệu quả giúp kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ và các bệnh lý tim mạch liên quan
  • Việc phẫu thuật chữa bệnh béo phì đã được các chuyên gia y khoa tính đến như một trong những phương pháp chữa bệnh khá chủ động và bền vững, có tác dụng làm giảm cân nặng điều trị các bệnh phối hợp với béo phì rất hiệu quả.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật đã được nghiên cứu, tuy nhiên hiện nay phương pháp điều trị đang được sử dụng nhiều nhất là phẫu thuật nội soi cắt dạ dày hình ống với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • An toàn tuyệt đối, hiệu quả bền vững
  • Được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao
  • Không gây mệt mỏi, suy nhược cơ th
  • Thời gian hồi phục nhanh
  • Lấy lại vóc dáng , đẩy lùi các bệnh lý về xương khớp, tim mạch, tiểu đường, ….

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn (Trưởng khoa phẫu thuật ống tiêu hóa- Bệnh viện TƯQĐ 108, chuyên gia đầu ngành trong phẫu thuật điều trị béo phì tại Việt Nam)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *