Người đàn ông Hà Nội nhập viện vì sỏi túi mật

Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê nằm mặt dưới gan phải đóng vai trò lưu trữ và cô đặc mật. Mật do gan bài tiết được lưu trữ trong túi mật sau đó được bài xuất xuống ruột để tiêu hoá chất béo. Sỏi túi mật hình thành từ cholesterol, muối mật và canxi, kích thước sỏi từ vài mm đến vài cm. Số lượng và kích thước viên sỏi ở mỗi người sẽ không giống nhau. Một số người chỉ có 1 nhưng một số lại có đến 2, 3, thậm chí hàng chục viên sỏi trong túi mật.

Người đàn ông Hà Nội nhập viện vì sỏi túi mật

Hình ảnh sỏi mật của bệnh nhân LTN, 68 tuổi.

Bệnh nhân nam LTN, 68 tuổi vừa được điều trị phẫu thuật cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật tại khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa (B3A), viện 108 PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn cho biết …….

Nguyên nhân gây sỏi túi mật

Nguyên nhân gây sỏi túi mật là sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, ứ đọng dịch mật, tăng cholesterol và nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sỏi còn có thể hình thành do sự kết tụ của bilirubin trong một số bệnh như thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan… hoặc yếu tố cơ địa cũng.

Những ai dễ bị sỏi túi mật?

Bất cứ ai từ trẻ đều có thể bị sỏi túi mật. Tuy nhiên bệnh sẽ thường gặp hơn ở các đối tượng sau:

  • Nữ giới: Nội tiết tố nữ estrogen có thể kích thích gan tăng sản xuất cholesterol và bài tiết vào trong dịch mật. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi cholesterol túi mật.
  • Người thừa cân, béo phì: Những người này thường có nồng độ cholesterol trong dịch mật cao, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sỏi hình thành.
  • Tuổi từ 40 trở lên: Tuổi càng cao, có nhiều khả năng bị sỏi túi mật hơn so với những người trẻ.
  • Chế độ ăn có nhiều chất béo, cholesterol và ít chất xơ
  • Dùng thuốc giảm cholesterol
  • Dùng thuốc có chứa estrogen như thuốc điều trị hormon

Bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi túi mật tiến triển âm thầm, rất ít triệu chứng. Nhưng biến chứng xảy ra thường không báo trước, diễn biến đột ngột bất cứ lúc nào.

Khi sỏi túi mật kẹt vào phễu Hartmann hoặc ống túi mật dẫn đến ứ đọng dịch mật, hậu quả của là viêm và nhiễm khuẩn làm tổn thư­ơng niêm mạc túi mật, thiếu máu nuôi dưỡng.

Cho nên, biến chứng của sỏi túi mật không phụ thuộc vào kích thước viên sỏi. Nhiều trường hợp sỏi túi mật kích thước nhỏ (dưới 10mm) đã thường xuyên gây viêm túi mật, tắc đường ống dẫn mật. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp sỏi đã lấp đầy túi mật, sỏi kích thước lớn (từ 11mm đến 30mm) mà sức khỏe người bệnh vẫn hoàn toàn bình thường, thỉng thoảng có lúc đau tức vùng hạ sườn phải như bệnh nhân LTN.

Nhưng khi bệnh nhân không điều trị kịp thời có thể xảy ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Dưới đây một số biến chứng sỏi túi mật thường gặp bao gồm:

  • Viêm túi mật, hoại tử túi mật: Tình trạng xảy ra khi sỏi ở cổ túi mật làm tắc nghẽn dịch mật bị ứ đọng gây viêm, phù nề niêm mạc, thiếu máu nặng hơn là hoại tử. Vì vậy, điều trị ổn định triệu chứng và phẫu thuật cắt túi mật là ưu tiên hàng đầu.
  • Tắc ống mật chủ: Sỏi mật có thể gây tắc ống dẫn mật khiến người bệnh bị vàng da và nhiễm trùng ống dẫn mật.
  • Tắc nghẽn ống tụy: Một số trường hợp sỏi túi mật nhỏ di chuyển vào đường mật, sau đó đến ngã ba mật tụy gây tắc các ống tụy và dẫn đến viêm tụy cấp.
  • Tắc ruột do sỏi mật: Nguyên nhân là do sỏi gây rò túi mật – tá tràng. Sau đó theo đường dò này, sỏi sẽ xuống ruột non và kẹt ở đoạn cuối hồi tràng gây tắc ruột.
  • Ung thư túi mật: Tỷ lệ gặp biến chứng này rất nhỏ nhưng là căn bệnh ác tính nguy hiểm.

Vì thế, dù sỏi túi mật kích thước lớn hay nhỏ cũng cần điều trị sớm để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Người đàn ông Hà Nội nhập viện vì sỏi túi mật

Có dấu hiệu nào, người dân nên khi khám để phát hiện sớm bệnh?

Các bạn cần đi đến viện khám hoặc liên hệ với bác sĩ của mình khi có các yếu tố nguy cơ sỏi mật, kèm theo có các triệu chứng:

  • Đau bụng có đặc điểm: Đau bụng âm ỉ dưới sườn phải, xuyên ra lưng, lên vai phải.
  • Vàng da, vàng mắt
  • Sốt cơn rét run

Cách phòng tránh bệnh này ra sao?

Sỏi túi mật thường diễn biến âm thầm, nên người bệnh ít quan tâm.  Chỉ khi bệnh có triệu chứng rầm rộ và khi đi khám phát hiện qua siêu âm. Do đó, để phòng ngừa sỏi túi mật chúng ta cần phải thay đổi lối sống nhằm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật cũng như làm chậm quá trình phát triển và ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi như sau:

  • Ăn đủ bữa: do thói quen bỏ qua bữa sáng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật. Vì vậy, chúng ta cần phải cố gắng ăn đầy đủ và đúng bữa, nhất là bữa sáng đừng để cơ thể bị bỏ đói.
  • Dinh dưỡng hợp lý: nên có chế độ ăn hợp lý, cân đối dinh dưỡng và hạn chế thực phẩm giàu cholesterol.
  • Giảm cân: Không nên nôn nóng trong việc giảm cân phải thực hiện giảm từ từ vì sụt cân nhanh có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật. Tốt nhất là nên giảm khoảng 0,5 – 1kg mỗi tuần.
  • Thường xuyên vận động thể lực, hạn chế ngồi nhiều với những bài tập đơn giản nhẹ nhàng trong khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày.

>>>Xem thêm: Những điều cần biết về nội soi dạ dày

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *