Mối liên quan giữa kháng Insulin với thừa cân, béo phì

Insulin là một hormon được tiết ra từ tuyến tụy nội tiết, nó đóng vài trò điều chỉnh lượng glucose trong máu, sự đề kháng insulin làm tăng đường huyết gây ra bệnh đái tháo đường. Hiện nay, chúng ta thường gặp bệnh nhân thừa cân béo phì kèm mắc bệnh đái tháo đường. Vậy kháng Insulin và thừa cân, béo phì có liên quan như thế nào?

1. Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Insulin còn có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Insulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ Glucose trong máu.

2. Vai trò của Insulin

Sau bữa ăn thì một lượng tinh bột khá lớn sẽ đi vào cơ thể, khi đó chúng sẽ làm tăng sự kích thích đến tế bào beta ở đảo tụy để có thể tiết ra Insulin. Sau đó, Insulin sẽ tác động vào các quá trình giữ và dự trữ glucose trong cơ thể và đặc biệt là gan và mô mỡ.

Khi nồng độ glucose trong máu cao thì glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen và được dự trữ trong gan. Khi bạn đói, lượng glucose trong máu giảm, glycogen sẽ được biến đổi trở lại thành glucose để tiếp tục đi vào máu, đảm bảo lượng đường trong máu.

  • Insulin gây ức chế enzyme phosphorylase, khiến cho quá trình biến đổi glycogen thành glucose trở nên chậm.
  • Insulin tăng cường hấp thu glucose.
  • Insulin làm tăng cường hoạt tính của enzyme để tổng hợp glycogen.
  • Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu.

Bệnh đái tháo đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường.

3. Kháng Insulin nguy hiểm như thế nào?

Kháng insulin được định nghĩa là khi tình trạng giảm khả năng đáp ứng của các mô đích với mức độ lưu hành bình thường của Insulin, tình trạng này gây ra một số bệnh lý:

  • Bệnh đái tháo đường tuýp 2 (nguy cơ cao nhất)
  • Các bệnh tim mạch: Bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
  • Gan nhiễm mỡ
  • Một số bệnh ung thư

Riêng đối với những người đã mắc các bệnh lý kể trên thì tình trạng kháng Insulin là nguyên nhân khiến cho bệnh ngày một nặng lên. Chẳng hạn như đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2, kháng Insulin là nguyên nhân chính làm cho đường huyết tăng cao và khó kiểm soát hơn theo thời gian.

4. Mối liên quan giữa kháng Insulin với thừa cân, béo phì

Năm 1962 James Neel đã giả thiết rằng sở dĩ bệnh đái tháo đường phát triển nhanh trên mức độ toàn cầu vì có những yếu tố trợ giúp trong môi trường vào yếu tố tiềm tàng có sẵn trong cơ thể; đó là yếu tố gen.

Ngày nay khi mà xã hội đạt tới mức xã hội hoá cao, lao động thể lực giảm xuống, tình trạng thừa mỡ, thừa năng lượng tăng lên thì yếu tố này cũng đã được xem là thủ phạm của cả bệnh béo phì và đái tháo đường tuýp 2.

Cơ chế chính là khi tế bào mỡ tăng trưởng và phì đại thì một loạt các chất sinh học được tiết ra cụ thể: Adiponectin giảm,IL-6 tăng, TNF-alpha tăng, PAI-1 tăng. Chính sự thay đổi của các chất này ảnh hưởng trực tiếp đến đề kháng insulin.

Trong thực tế nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng giảm cân sẽ kéo theo tình trạng tăng nhạy cảm của Insulin và ngược lại. Dr. Sims thấy nếu cân nặng tăng 20 – 25% thì xuất hiện tình trạng tăng Insulin máu và kháng Insulin sẽ xuất hiện.

Xem thêm: Thu nhỏ dạ dày có tốt không

5. Đối tượng dễ mắc đái tháo đường do thừa cân, béo phì

Bước vào độ tuổi trung niên, đây là giai đoạn cơ thể bắt đầu có dấu hiệu suy giảm về sức khỏe và khiến con người dễ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa, các bệnh lý về tim mạch.

Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không hợp lý, cộng với thói quen ít vận động sinh ra béo phì. Điều này khiến cho các bộ phận trong cơ thể bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa và đặc biệt là xuất hiện hiện tượng rối loạn chuyển hóa các chất, đây chính là điều kiện thuận lợi nhất để bệnh đái tháo đường tìm đến.

Theo các thống kê từ những năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh ở người béo phì cao gấp 3 lần so với người gầy và tỉ lệ thường gặp nhất là ở độ tuổi từ 40 trở lên.

Ngày nay, bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa, chủ yếu là do đời sống phát triển, kéo theo chế độ ăn uống thiếu kiểm soát, quá dư thừa chất dinh dưỡng.Cho nên chúng ta cần phải kiểm soát cân nặng có chế độ ăn uống hợp lý.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *