Hội chứng buồng trứng đa nang với bệnh béo phì

Tăng cân là tình trạng gặp phải ở nhiều phụ nữ, khiến nhiều người cảm thấy ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Và tăng cân do hội chứng buồng trứng đa nang sẽ là một tình trạng nan giải thật sự nếu bạn không nghiêm túc chữa trị.

Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Hội chứng buồng trứng đa nang: là rối loạn nội tiết tố thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và có thể dẫn tới các vấn đề về sinh sản.

Những người mắc hội chứng buồng trứng đa thường bị mắc đái bệnh tháo đường, tim mạch, chứng ngưng thở khi ngủ và ung thư tử cung.

Liên quan giữa hội chứng buồng trứng đa nang với bệnh béo phì?

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang khiến cơ thể ít nhạy cảm với insulin (tình trạng kháng insulin). Nồng độ insulin trong máu tăng cao dẫn tới cơ thể tăng sản xuất nội tiết tố nam giới. Nồng độ này tăng cao biểu hiện ra ngoài với các dấu hiệu như tăng phát triển lông cơ thể, trứng cá, chu kỳ kinh nguyệt bất thường và tăng cân.

Bởi vì tăng cân dưới tác động của nội tiết tố nên khu vực bị ảnh hưởng chủ yếu nhất là vùng bụng. Điều này không chỉ gây tác động rất nặng tới yếu tố thẩm mỹ của người phụ nữ, mà bên cạnh đó sẽ gia tăng khả năng xuất hiện bệnh lý tim mạch cũng như nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Xem thêm: Mổ nội soi dạ dày nằm viện bao lâu

Bị hội chứng buồng trứng đa nang, làm gì để giảm cân?

  • Bạn chỉ cần giảm 10% trọng lượng cơ thể đã có thể đưa kinh nguyệt trở lại bình thường, đồng thời làm giảm nhẹ một số triệu chứng khác.
  • Giảm cân giúp bạn tăng tính nhạy cảm đối với insulin, làm giảm nguy cơ đái tháo đường, tim mạch và các biến chứng khác của hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Để có thể giảm cân hiệu quả nhất, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ. Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể chỉ định những thuốc cần thiết.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, duy trì thực hành lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng:

  • Thực hành chế độ ăn giàu chất xơ, ít đường. Bữa ăn nên chứa nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh các loại thực phẩm giàu chất béo để ổn định đường huyết.
  • Chia các bữa trong ngày thành 4 – 6 bữa ăn nhỏ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn so với ăn 3 bữa thông thường.
  • Hàng ngày nên tập thể dục ít nhất 30 phút.
  • Không hút thuốc lá.
  • Duy trì thăm khám định kỳ và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *