Mối liên quan giữa dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em

Chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ rất mật thiết với bệnh thừa cân béo phì. Đặc biệt,đối với trẻ nhỏ một chế độ dinh dưỡng hợp lý không những bổ sung cho trẻ đầy đủ dưỡng chất mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Trái ngược lại, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc thừa cân béo phì hay con biết đến là bệnh béo phì của trẻ em. Cùng Dr.NguyenAnhTuan làm rõ mối liên quan giữa dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em.

Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống ở trẻ thừa cân, béo phì

Qua nhiều thập kỉ nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra mối liên quan giữa chế độ ăn và tỷ lệ béo phì ở trẻ em. Theo Grund A và cs nghiên cứu thuần tập ở trẻ từ 3 – 5 tuổi cho thấy tăng % mỡ ăn vào làm tăng chỉ số khối cơ thể (BMI), ngược lại Lobstein quan sát thấy trẻ thừa cân ăn ít năng lượng hơn trẻ bình thường. Do đó, khẩu phần ăn với lượng thức ăn ăn vào nhiều hơn, đặc biệt là những loại thức ăn giàu năng lượng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng tỷ lệ béo phì hiện nay.

Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống ở trẻ thừa cân, béo phì

Thói quen ăn uống và thừa cân, béo phì

Thức ăn ưa thích (đồ ăn nhanh, nước giải khát, đồ ngọt)

Đồ ăn nhanh như xúc xích, hamburger thường là đồ ăn giàu lipid, nước giải khát thường có lượng đường cao, do đó sử dụng nhiều đồ ăn nhanh và nước giải khát sẽ tăng nguy cơ bệnh béo phì của trẻ em. Hiện nay, mức tiêu thụ đồ ăn nhanh và nước giải khát ở trẻ em đang tăng lên ở mức báo động. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn đồ ăn nhanh và uống nước giải khát với việc tăng BMI, tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Chế biến thức ăn

Nghiên cứu của Harvey Berino, và Bowman cho thấy thực phẩm chế biến ngoài gia đình chứa năng lượng, chất béo toàn phần, chất béo no, cholesterol và natri cao hơn một cách có ý nghĩa so với thức ăn được chuẩn bị ở nhà. Người dân Mỹ thường ăn ở nhà hàng có xu hướng BMI cao hơn những 25 người ăn ở nhà và có tới 30 – 70% số trẻ em Mỹ có sử dụng thức ăn nhanh tại các nhà hàng và những trẻ em này tiêu thụ nhiều hơn 187 kcal/ngày, 228g chất ngọt so với trẻ không sử dụng thức ăn nhanh. Những người thường ăn ở ngoài nhiều làm tăng tiêu thụ thức ăn đậm độ năng lượng cao hơn khi ăn ở nhà.

Thói quen ăn uống và thừa cân, béo phì

Thời gian ăn

Nhiều nghiên cứu cắt ngang cho thấy những trẻ có thói quen bỏ bữa sáng có nguy cơ dẫn đến béo phì cao hơn những trẻ thường xuyên ăn sáng. Bữa sáng được coi là một bữa ăn quan trọng bởi vì nó cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng bù đắp cho khoảng thời gian nhịn đói qua đêm. Nếu trẻ bỏ bữa sáng sẽ dẫn đến tình trạng bị đói trước khi đến bữa trưa và trẻ sẽ thường ăn những loại thực phẩm có nhiều chất béo và đường, do đó dẫn đến tăng nguy cơ béo phì. Một số nghiên cứu ở Việt Nam lứa tuổi học đường cho thấy những trẻ hay ăn bữa phụ nhất là vào buổi tối làm tăng nguy cơ béo phì hơn so với những trẻ khác.

Tốc độ ăn

Các nghiên cứu cho thấy thói quen ăn nhanh, không nhai kĩ khi ăn cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ. Những trẻ ăn nhanh và không nhai kỹ thường có tổng lượng thức ăn ăn vào nhiều hơn so với trẻ bình thường. Kích thích gây ra bởi việc nhai thức ăn làm tăng cảm giác no, do đó ăn chậm, nhai kỹ giúp hạn chế việc ăn quá nhiều.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *