“Hội chứng chuyển hóa” biến chứng nguy hiểm của bệnh Béo Phì

Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là thuật ngữ dùng để chỉ những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Theo trực giác của bản thân, tất cả chúng ta gần như đều biết rằng tình trạng béo phì, tăng huyết áp, cholesterol máu cao là không tốt.

1. Hội chứng chuyển hóa là gì?

HCCH bao gồm 1 nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người bệnh:

  • Tình trạng béo bụng
  • Rối loạn lipid máu
  • Tăng huyết áp
  • Tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường
  • Tình trạng tiền đông máu
  • Tình trạng tiền viêm CRP tăng cao trong máu.

2. Hội chứng chuyển hóa có thường gặp không?

  • Khoảng 20-30% dân số của các nước phát triển mắc hội chứng này. Năm 2010, số người mắc căn bệnh này tại Mỹ được ước tính là vào khoảng 50-70 triệu người.

3. Làm thế nào để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa?

Theo Tổ chức y tế Thế giới áp dụng chẩn đoán khi người bệnh có từ 3 yếu tố trở lên trong các yếu tố sau:

  • Nam có vòng bụng ≥ 90 cm, nữ có vòng bụng ≥ 80cm.
  • Triglycerid máu ≥ 150 mg/dl
  • HDL-C < 40mg/dl (nam) và

4. Nguyên nhân gây bệnh

  • Bạn có thể bị rối loạn chuyển hoá nếu một trong những cơ quan sau có vấn đề ví dụ như gan, tụy – chức năng của các cơ quan này bị rối loạn.
  • Một đột biến gen có thể gây ra hàng trăm các rối loạn di truyền khác nhau. Có thể truyền qua nhiều thế hệ khác nhau trong gia đình.
  • Một số đột biến gen cho các rối loạn bẩm sinh đặc biệt như thiếu máu hồng cầu hình liềm, xơ nang, bênh Gaucher…

5. Yếu tố nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

  • Tuổi: Nguy cơ mắc HCCH tăng lên với tuổi, tỷ lệ mắc bệnh < 10% ở lứa tuổi 20, tăng lên đến 40% ở lứa tuổi 60.
  • Béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) – là số đo của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. BMI > 23 có nguy cơ mắc HCCH.
  • Tiền sử tiểu đường: nguy cơ mắc HCCH cao hơn ở người có tiền sử gia đình
  • Các bệnh lý như :Tăng huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và hormone sinh dục nữ làm tăng nguy cơ cao mắc HCCH

6. Những việc mà người bệnh cần làm để chuẩn bị gặp bác sĩ

  • Khi hẹn khám phải hỏi xem có cần nhịn ăn và có cần làm xét nghiệm gì trước khi đến khám không.
  • Viết ra tất cả các triệu chứng đã trải qua, kể cả các triệu chứng dường như không phải vì nó mà bạn đi khám bệnh..
  • Viết ra các thông tin cá nhân chủ chốt, kể cả các stress chủ yếu hoặc những thay đổi gần đây trong cuộc sống.
  • Liệt kê các thuốc đã dùng kể cả vitamin và thuốc bổ.
  • Ghi rõ tiền sử gia đình. Đặc biệt cho bác sĩ biết có ai cùng huyết thống bị tiểu đường, hoặc bị đột quỵ hay không.

7. Phòng bệnh

Tóm lại: Để quản lý trước mắt và lâu dài các yếu tố nguy cơ thì việc điều chỉnh lối sống là can thiệp hàng đầu để giảm các yếu tố nguy cơ mắc HCCH

Bao gồm:

  • Tập luyện: 30-60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải như là đi bộ.
  • Giảm cân: Giảm 5-10% trọng lượng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Chế độ: Ăn uống lành mạnh hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau hoa quả, cá và các loại hạt.
  • Ngừng hút thuốc lá.
  • Giảm cân nặng để đạt được cân nặng lý tưởng (BMI 18,5 – 22,9kg/m2 )
  • Tăng cường hoạt động thể lực, với đích cần đạt là phải hoạt động thể lực mức độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần.
  • Có thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe như ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *