Gánh nặng toàn toàn cầu của béo phì và những thách thức trong điều trị béo phì

Tỷ lệ mắc béo phì đang gia tăng ở mức báo động tại nhiều nơi trên Thế Giới. Khoảng 2 tỷ người thừa cân và một phần ba trong số họ bị béo phì. Tại các quốc gia có thu nhập cao ở Bắc Mỹ, Châu Úc và Châu Âu, tỷ lệ báo phì đã được công bố rõ ràng. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số béo phì trong các nước có thu nhập thấp và trung bình theo quan sát hiện nay ít được ghi nhận. Dựa trên các dữ liệu sẵn có về tỷ lệ hiện mắc và xu hướng bệnh lý và bằng chứng dịch tễ học về mối liên quan giữa béo phì và một loạt các điều kiện sức khỏe tâm lý xã hội và thể chất thì thật hợp lý khi mô tả béo phì như một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân và làm thiệt hại đáng kể ngân sách y tế quốc gia. Hành động liên ngành để quản lý và phòng ngừa thừa cân là cấp bách để đảo ngược xu hướng hiện nay.

Tỷ lệ hiện mắc béo phì trên toàn cầu

Trong 3-4 thập kỷ qua, vấn đề thừa dinh dưỡng và béo phì đã dịch chuyển từ các vấn đề sức khỏe cộng đồng tương đối nhỏ mà chủ yếu ảnh hưởng đến những người giàu nhất trong xã hội trở thành mối đe dọa lớn cho sức khỏe cộng đồng mà ngày càng thấy rõ trên toàn thế giới. Hai báo cáo tương đối gần đây đã ghi nhận tỷ lệ hiện mắc bệnh béo phì trên toàn cầu. Nhóm Nghiên cứu Hợp tác về Gánh nặng toàn cầu về các yếu tố nguy cơ chuyển hóa của các nhóm bệnh mạn tính đã phân tích dữ liệu từ 199 quốc gia và các vùng lãnh thổ và 9,1 triệu người trưởng thành để biết tỷ lệ hiện mắc thừa cân và béo phì từ giữa năm 1980 và năm 2008.

Tỷ lệ hiện mắc béo phì trên toàn cầu

Trong suốt thời gian 28 năm, tỉ lệ hiện mắc béo phì gần như tăng gấp đôi trên toàn thế giới. Trong năm 2008, khoảng 1,5 tỷ người trưởng thành ước tính có chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥ 25. (khoảng 34%). Trong số này, có 500 triệu người được xem là béo phì (khoảng 10% ở nam và 14% ở nữ). Trong năm 2008, đã ghi nhận được tỷ lệ cao nhất của bệnh béo phì ở phụ nữ, mức độ giảm dần theo thứ tự từ Nam Phi, Bắc Phi và Trung Đông, Trung Mỹ Latin, Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) và Nam Mỹ La-tinh. Ở nam giới, 5 khu vực đứng đầu là Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), Nam Mỹ Latin, Úc, Trung Âu và Trung Mỹ Latin. Lưu ý rằng nhiều trong số các khu vực này bao gồm các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình.

Gần đây hơn, các phân tích từ Nghiên cứu Gánh nặng Toàn cầu của Bệnh lý năm 2013 đã thu thập thêm tài liệu trên toàn thế giới, tỷ lệ người trưởng thành với chỉ số BMI ≥ 25 tăng từ khoảng 29 lên đến 37% ở nam giới và từ khoảng 30 lên đến 38% ở nữ trong khoảng từ giữa năm 1980 đến 2013. Tình trạng thừa cân gia tăng ở người trưởng thành dường như đã chững lại ở một số nước có thu nhập cao, nhưng tỉ lệ thường vẫn cao hơn so với ở hầu hết các nước thu nhập thấp và trung bình.

Trong phân tích từ Nghiên cứu Gánh nặng Toàn cầu của Bệnh lý, cũng đã ước tính tỷ lệ thừa cân và béo phì mới mắc ở trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn cầu, tỷ lệ mới mắc trong năm 2013 là cao; khoảng 24% bé trai và 23% bé gái hoặc là thừa cân hoặc béo phì. Nhìn chung, tỷ lệ thừa cân đã tăng đáng kể từ năm 1980. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ béo phì mới mắc và có xu hướng theo từng thế kỷ. Tỷ lệ thừa cân và béo phì mới mắc cũng đã tăng ở trẻ em và thanh thiếu niên trong các nước đang phát triển, từ khoảng 8% trong năm 1980 lên 13% trong năm 2013 cho cả bé trai và bé gái. Tác giả Dinsa và cộng sự quan sát thấy rằng vào năm 2012, mối liên hệ giữa béo phì và tình trạng kinh tế xã hội vẫn còn rõ ràng cho cả hai giới nam và nữ ở các nước có thu nhập thấp. Tuy nhiên, trong nước có thu nhập trung bình, mối liên hệ này thay đổi nhiều ở giới nam và nói chung không có liên quan gì với giới nữ. Tuy nhiên, ở trẻ em và thanh thiếu niên, thừa cân vẫn còn là một vấn đề chủ yếu của những người có tình trạng kinh tế xã hội tương đối cao ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Dịch tễ học của bệnh béo phì khó nghiên cứu trong nhiều năm qua do nhiều nước có tiêu chí cụ thể riêng để phân loại các mức độ thừa cân khác nhau. Tuy nhiên, dần dần, trong những năm 1990, BMI (cân nặng/chiều cao 2) đã được chấp nhận dùng rộng rãi để đánh gái mức độ thừa cân Bởi vì có sự thay đổi lớn trong mối liên quan giữa BMI và nguy cơ sức khỏe trong dân số Châu Á, do đó, không có nỗ lực nào đã được thực hiện để xác định lại điểm cắt cho mỗi dân số riêng. Tuy nhiên, Nhóm Hợp tác Các nghiên cứu Đoàn hệ Châu Á Thái Bình Dương đã đề xuất rằng phân loại quốc tế của béo phì cần được điều chỉnh phù hợp với các nước châu Á.

Các nghiên cứu đã cho thấy, trong dân số Châu Á, nên phân loại thừa cân khi chỉ số BMI trên 23 và béo phì khi chỉ số BMI ≥ 25. Nếu phân loại như vậy được áp dụng, tỷ lệ béo phì hiện mắc (BMI ≥ 25) tại Nhật Bản sẽ cao hơn đáng kể (trên 20% thay vì 2-3%). Do đó, tỷ lệ béo phì hiện mắc trên toàn cầu, được ước tính rất thấp vì phân loại theo chỉ số BMI này có thể không phù hợp với nhiều người châu Á. Một số nước như Trung Quốc đã xây dựng điểm cắt riêng của họ trong phân loại BMI. Ví dụ, Xi và cộng sự định nghĩa béo phì ở Trung Quốc khi chỉ số BMI > 27,5. Họ đã phân tích dữ liệu từ Khảo sát Dinh dưỡng và Sức khỏe ở Trung Quốc được tiến hành từ năm 1993 đến năm 2009. Tỷ lệ béo phì hiện mắc tăng trong suốt giai đoạn này từ khoảng 3 % lên 11% ở nam giới và từ 5% lên 10% ở nữ giới. Xu hướng tương tự cũng được nhìn thấy trong tất cả các nhóm tuổi và mọi khu vực. Không chỉ phân loại BMI có vấn đề vì sự khác biệt sắc tộc trong thành phần cơ thể, nhưng nhiều nghiên cứu trong thập kỷ qua đã gợi ý rằng, đối với một phân loại thừa cân chính xác liên quan đến những nguy cơ sức khỏe, cũng cần tính đến yếu tố phân bố mỡ vùng bụng.

Hậu quả về sức khỏe của béo phì

Sự gia tăng béo phì trên toàn thế giới có tác động quan trọng trên sự suy giảm sức khỏe và làm giảm chất lượng sống. Đặc biệt, béo phì góp phần quan trọng trong tỷ lệ mới mắc hàng năm của các bệnh tim mạch, đái tháo đường típ 2, ung thư, viêm xương khớp, tàn phế trong công việc và ngưng thở khi ngủ trên toàn cầu. Béo phì có tác động rõ rệt hơn trên bệnh suất so với tử suất.

Visscher và Seidell dự đoán vào năm 2001, tàn phế do bệnh tim mạch liên quan với béo phì sẽ tăng đặc biệt trong các nước công nghiệp hóa, vì bệnh nhân sống sót sau bệnh tim mạch ở các nước này thường hơn trong các nước không công nghiệp hóa. Người ta cũng đã chứng tỏ tàn phế do đái tháo đường typ 2 liên quan đến béo phì, cũng sẽ tăng lên, đặc biệt ở các nước thu nhập thấp và trung bình, do cung cấp insulin thường không đủ ở các nước này. Kết quả là, trong những nước này, dự kiến sẽ tăng tàn phế do các bệnh thận, xơ cứng động mạch, bệnh thần kinh và bệnh võng mạc. Tăng tỷ lệ béo phì hiện mắc có khả năng sẽ dẫn đến sự gia tăng về số năm mà đối tượng bị tàn phế hay mắc bệnh liên quan với béo phì. Nghiên cứu gánh nặng toàn cầu của béo phì và WHO gần đây đã ghi nhận rằng béo phì góp phần chủ yếu trên sức khỏebệnh tật, tàn phế và tử vong trong nhiều khu vực trên thế giới.

Hậu quả về sức khỏe của béo phì

Phòng ngừa béo phì

Quản lý toàn diện béo phì như là một bệnh mạn tính cho những người đã bị béo phì là quan trọng và đòi hỏi các nguyên tắc chăm sóc tích hợp để quản lý bệnh. Một ví dụ về cách tiếp cận quốc gia theo hướng quản lý béo phì là tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe tích hợp cho béo phì ở Hà Lan. Tiêu chuẩn này liên quan đến chiến lược phát hiện, chẩn đoán và điều trị béo phì sớm. Theo nguyên tắc chăm sóc từng bước, điều trị thích hợp nhất là can thiệp lối sống kết hợp và, khi thích hợp, có thể áp dụng thêm các điều trị y khoa như thuốc men và phẫu thuật béo phì.

Can thiệp lối sống kết hợp nhắm đến hoạt động thể chất cũng như chế độ ăn uống và bao gồm các kỹ thuật tâm lý chẳng hạn như phỏng vấn tạo động lực và liệu pháp nhận thức hành vi. Các giai đoạn can thiệp, với tập trung trên thay đổi hành vi và giảm cân, và theo sau bởi việc phòng ngừa tái phát, và nếu cần thiết, hỗ trợ duy trì cân nặng và hành vi lâu dài.

Từ góc độ y tế cộng đồng, một cách tiếp cận bền vững để phòng ngừa hiệu quả là một chiến lược có giá cả phải chăng hơn. Để phòng ngừa béo phì toàn diện, các yếu tố nguyên nhân gốc rễ cần được xác định đầu tiên. Swinburn và cộng sự đã chỉ ra rằng sự gia tăng cùng lúc béo phì ở hầu hết các nước có vẻ như được gây ra chủ yếu bởi những thay đổi trong việc cung cấp lương thực toàn cầu, đó là cung cấp nhiều thực phẩm chế biến, giá cả phải chăng và tiếp thị hiệu quả hơn bao giờ hết.  Các thực phẩm ngon miệng giàu năng lượng dẫn đến sự tiêu thụ quá độ, lần lượt, góp phần làm tăng cân và béo phì. Các yếu tố trong hệ thống lương thực toàn cầu kết hợp với các yếu tố môi trường tại địa phương dẫn đến sự khác biệt lớn trong tỷ lệ béo phì mới mắc giữa các nhóm dân số

Đáp ứng cá nhân với các yếu tố môi trường tại địa phương như các yếu tố văn hóa xã hội, kinh tế và môi trường thể chất. Glass và McAtee xây dựng một mô hình đa cấp hữu ích cho việc giải quyết những bối cảnh tương tác, phức tạp để phòng ngừa béo phì. Mô hình này tích hợp môi trường xã hội và sinh học (kinh tế, văn hóa, mạng xã hội và các đặc điểm của môi trường thể chất) mà ảnh hưởng đến hành vi như ăn và hoạt động thể chất.

Việc mua và tiêu thụ các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như giá cả, sự ngon miệng và thói quen hình thành bởi văn hóa và dân tộc. Những yếu tố này tương tác không chỉ theo tuyến tính mà còn ảnh hưởng lẫn nhau theo nhiều cách khác nhau. Các mô hình đa cấp xem béo phì là kết quả của các cá nhân tương tác với nhau và với các yếu tố môi trường như các sinh vật trong hệ sinh thái. Một hệ thống tiếp cận như vậy minh họa rằng không thể chỉ có một nguyên nhân duy nhất gây đại dịch béo phì. Hệ thống tiếp cận này cũng cho thấy rằng sự xuất hiện của béo phì trong một cá nhân hoặc trong dân số là kết quả của sự kết hợp các yếu tố ảnh hưởng ở nhiều mức độ. Có bao nhiêu người trở nên béo phì thường là hậu quả của các yếu tố môi trường; người trở nên béo phì thường có liên quan chặt chẽ với các yếu tố sinh học hơn (ví dụ do di truyền). Chỉ thiếu một yếu tố nguyên nhân cũng hàm ý rằng các phương pháp can thiệp đơn lẻ là dường như không có nhiều hiệu quả hơn mà chỉ có một tác động tổng thể nhỏ của riêng mình.

Sự đầu tư hệ thống, bền vững với các sáng kiến được chuyển giao ở quy mô, là cần thiết để giải quyết phòng ngừa béo phì. Cần nhiều hơn các can thiệp mà ít dựa vào giáo dục và trách nhiệm của các cá nhân nhưng dựa nhiều hơn vào những thay đổi trong môi trường và chuẩn mực xã hội. Những can thiệp như vậy sẽ ‘thiết lập lại các mặc định’ để dễ dàng có hành vi lành mạnh hơn. Trong một báo cáo gần đây của Viện McKinsey toàn cầu, đã gợi ý rằng sự can thiệp như vậy nên bao gồm việc giảm kích cỡ khẩu phần ăn mặc định, thay đổi cách thức tiếp thị và cơ cấu lại các môi trường đô thị và giáo dục để tạo thuận lợi cho hoạt động thể chất. Trong báo cáo, đã lập luận rằng ‘không có yếu tố cá nhân trong xã hội, cho dù là chính phủ, nhà bán lẻ, công ty hàng tiêu dùng, nhà hàng, người sử dụng lao động, tổ chức truyền thông, giáo dục, nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe, hoặc cá nhân, có thể tự mình giải quyết béo phì “.

Do tác động lớn của béo phì lên sức khỏe dân số trên toàn thế giới, một chiến lược hiệu quả để phòng ngừa và quản lý dịch bệnh là rất cần thiết. Không một quốc gia đơn độc nào có thể cho thấy sự giảm đáng kể tỷ lệ béo phì hiện nay như là kết quả của các chính sách toàn diện. Hành động liên ngành để quản lý và phòng ngừa thừa cân là yêu cầu cấp bách để đảo ngược xu hướng hiện tại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *