Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật cắt đường rò gian cơ thắt (LIFT) điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CỘT ĐƯỜNG RÒ GIAN CƠ THẮT (LIFT) TRONG ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN XUYÊN CƠ THẮT

TÓM TẮT:

Đặt vấn đề: Khởi phát bệnh rò hậu môn đa phần từ sự tắc nghẽn và viêm nhiễm của các tuyến hậu môn. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật với mục tiêu hết bệnh và vẫn bảo tồn được chức năng của cơ thắt. Phẫu thuật cột đường rò gian cơ thắt (LIFT: Ligation Intersphincteric Fistula Tract) nhằm: đóng thật kín lỗ rò trong, loại bỏ mô tuyến viêm nhiễm và hầu như không gây tổn hại cơ thắt hậu môn.

Mục tiêu: Xác định tính khả thi và độ an toàn của phẫu thuật LIFT. Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật LIFT.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca, mô tả một phương pháp điều trị phẫu thuật (Case-series).

Đối tượng: rò hậu môn xuyên cơ thắt, được tiến hành phẫu thuật LIFT từ 1/2013 – 6/2016 tại Bệnh viện Trưng Vương.

Kết quả: Thực hiện phẫu thuật LIFT 45 trường hợp. Tỷ lệ nam/nữ: 3,5/1. Tuổi trung bình: 38 ± 11 tuổi. Rò ở nửa trước hậu môn 77,8%. Khoảng cách trung bình từ lỗ rò ngoài đến rìa hậu môn là 3,16 ± 0,94 cm. Thời gian thực hiện phẫu thuật: 38,35 ± 10,88 phút. Có 17/45 (37,8%) đau vừa và nhiều trong ngày 1 sau mổ (theo VAS). Tính tự chủ khi đi tiêu không thay đổi (theo CCIS). Không có ca nào bị chảy máu, bí tiểu, nhiễm trùng, tử vong sau mổ. Theo dõi đến 12 tuần là 41 trường hợp: Tỷ lệ lành: 75,6% (<8 tuần), 92,7% (<12 tuần). Thời gian lành trung bình 4,9 ± 0,46 tuần.

Kết luận: Phẫu thuật LIFT là phẫu thuật an toàn, ít đau và không có tai biến hay biến chứng trong và sau mổ. Không cần trang thiết bị phức tạp hay kinh phí cao, kỹ thuật rất đơn giản, thực hiện nhanh nên khả năng sẽ được áp dụng cao trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt. Kết quả sớm đạt được rất tốt, với tỷ lệ lành bệnh 92,7%. Tính tự chủ khi đi tiêu hoàn toàn không thay đổi trước và sau phẫu thuật.

ABSTRACT:

Background: The most common cause of anal fistulas is an infection of the anal glands. Management of anal fistula requires a surgical therapy that to cure the disease without any risk of fecal incontinence. LIFT (Ligation Intersphincteric Fistula Tract) is a new sphincter sparing technique to close the entrance for fecal particles into the fistula tract and to eliminate the intersphincteric septic nidus.

Objectives: Identify the feasibility and safety of LIFT technique. To evaluate the early results of LIFT procedure.

Method: Case series study, describes a method of surgical treatment. Target: Transsphincteric anal fistula patients are treated using LIFT procedure from 1/2013 – 6/2016 at Trung Vuong Hospital.

Results: 45 cases underwent LIFT technique. Male/female: 3.5/1. Average age: 38 ± 11 years. Most of cases were located at anterior half of anus: 77.8%. The average distance from the external opening to the anal verge is 3.16 ± 0.94 cm. Operative time: 38.35 ± 10.88 mins. 17/45 cases had pain (VAS≥ 4) in postoperative day 1. There are no cases of postoperative complications (bleeding, urinary retention, infection, mortality). Continence status: unchanged (Preop CCIS and postop CCIS are similar). Follow up (12 weeks): 41 cases. Cure rates: 75.6% (<8 weeks), 92.7% (<12 weeks). The average healing time of 4.9 ± 0.46 weeks.

Conclusion: The LIFT procedure is safe in treating for transsphincteric anal fistula. This technique is relative easy to perform, has a high healing rate (92.7%) with low morbidity and no impact on continence.

Key words: anal fistula, LIFT, fecal incontinence.

Nguồn: https://yhoctphcm.ump.edu.vn/index.php?Content=ChiTietBai&idBai=15267

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *