Có thể bạn chưa biết? Béo phì căn nguyên của bệnh đái tháo đường.

Theo WHO, 87% bệnh nhân đái tháo đường bị thừa cân, béo phì

Ở những quốc gia phát triển thì béo phì là một bệnh thường gặp. Béo phì cũng là căn nguyên gắn liền với các bệnh mạn tính như đái tháo đường (ĐTĐ), tim mạch, tăng huyết áp… Trong đó, béo phì liên quan đến bệnh ĐTĐ là rõ rệt nhất.

 

Những người mắc bệnh béo phì là đối tượng dễ bị mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa (béo trung tâm, rối loạn dung nạp glucose, kháng insulin, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp). Khi lao động thể lực giảm xuống, tình trạng thừa mỡ, thừa năng lượng tăng lên thì tình trạng béo phì ĐTĐ typ 2 cũng tăng lên.

Hình 1: Minh họa rối loạn của chuyển hóa Glucose ở bệnh nhân béo phì

Trong thực tế, nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng giảm cân cải thiện tình trạng tăng nhạy cảm của insulin và ngược lại. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những biến chứng của béo phì như ĐTĐ là kết quả của chuyển hóa bất thường, là sự dư thừa các acid béo tự do, các triglyceride trong các tế bào không phải tế bào mỡ. Các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng các tế bào beta của – đảo tụy khi bị tích lũy quá nhiều mỡ sẽ bị nhiễm độc mỡ. Chính nhiễm độc lipid là nguyên nhân gây chết tế bào và gây ra giai đoạn tiền lâm sàng của người mắc bệnh ĐTĐ typ 2.

Trong bệnh béo phì, quá trình tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số thời điểm và triglyceride dần được tích lũy lại. Người ta thấy ở người béo phì, ĐTĐ thường xuất hiện sau khi 50-70% tế bào tiểu đảo tụy bị tổn thương, trong khi thử nghiệm bằng cách cắt bỏ tụy thì phải trên 90% lượng tế bào tiểu đảo tụy bị cắt bỏ, bệnh ĐTĐ mới xuất hiện.

ĐTĐ typ 2 có rất nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó béo phì là một trong những yếu tố đó. Điều tra dịch tễ học ĐTĐ quốc gia của Việt Nam cho thấy khi chỉ số khối cơ thể (BMI) là 22,6kg/m3 đã có liên quan chặt chẽ với người mắc bệnh ĐTĐ. Khi mắc bệnh béo phì, sẽ sản sinh ra chất đề kháng insulin.

Insulin là một hormon do các tế bào đảo tụy tiết ra và có vai trò kiểm soát lượng đường máu trong cơ thể. Sau khi ăn, một lượng đường khá lớn được hấp thu vào trong máu. Nhờ có insulin đường mới đi vào tế bào, được cơ thể sử dụng và lượng đường này được giữ ở mức an toàn, vừa đủ cho cơ thể sử dụng.

Với người béo phì, thời kỳ đầu mới phát béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút. Để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, lúc này insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa.

Béo phì không phải là nguyên nhân trực tiếp tạo ra bệnh, nhưng là một trong những nguy cơ rất lớn dẫn đến căn bệnh này. Lời khuyên tốt nhất cho người béo phì mắc bệnh đái tháo đường, đó là cần phải giảm cân. Theo nghiên cứu, nếu bạn giảm được từ 5-10% trọng lượng cơ thể ban đầu, bạn sẽ kiểm soát được sự tăng đường huyết dễ dàng hơn.

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *