Chảy máu đường mật có dấu hiệu gì?

Chảy máu đường mật cực kỳ nguy hiểm, nó đe doạ đến mạng sống của mỗi con người. Chính vì vậy, mỗi người cần phải tự biết cách chăm sóc bảo vệ chính mình. Chảy máu đường mật có dấu hiệu gì? Lưu ý để có thể phát hiện kịp thời, nhanh chóng đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho người bệnh. Bạn không nên bỏ qua bài viết này!

Triệu chứng lâm sàng của chảy máu đường mật

Chảy máu đường mật thường gặp ở lứa tuổi 20 đến 40. Thông thường, bệnh nhân có hội chức tắc mật tiềm tàng, hoặc gây tắc mật cấp. Triệu chứng chủ yếu là: nhiễm khuẩn, sốt cao, chảy máu đường mật (thể hiện đi ngoài ra phân đen).

Theo Whitmann, có 3 dấu hiệu để chẩn đoán chảy máu đường mật:

  • Chảy máu tiêu hóa. Trên 50% – 60% bệnh nhân có nôn ra máu, 100% bệnh nhân có ỉa phân đen hoặc máu màu nâu.
  • Đau hạ sườn phải.
  • Vàng da.

Triệu chứng lâm sàng của chảy máu đường mật

Dấu hiệu vàng mắt vàng da

Foldarri còn mô tả: nếu bệnh nhân nôn ra máu có hình thù như thỏi bút chì (do máu đông, đúc thành khuôn trong đường mật) thì đó là dấu hiệu chắc chắn của chảy máu đường mật nhưng rất hiếm gặp.

  • Trước khi có hiện tượng chảy máu bệnh nhân thường có cơn đâu quằn quặn gan kèm theo sốt và vàng da. Tính chất máu chảy thường kéo dài và dai dẳng, chảy theo từng đợt, rồi lại xuất hiện chảy máu lại không theo một quy luật nào.
  • Đối với trường hợp không điển hình như có dấu hiệu trung thành là: đau vùng gan trước rồi mới xuất hiện chảy máu đường tiêu hóa kéo dài, dai dẳng kèm theo có hội chứng nhiễm trùng thì trước tiên phải nghĩ đến chảy máu đường mật.
  • Theo kinh nghiệm của các nhà ngoại khoa, nếu có chảy máu đường tiêu hóa kèm theo hội chứng tắc mật hoặc chảy máu đường tiêu hóa kèm theo sốt, đau tức vùng gan thì phải nghĩ đến chảy máu đường mật.
  • Nếu bệnh nhân dẫn lưu kehr, máu sẽ chảy qua Kehr và để trên lam kính máu sẽ đông.

Triệu chứng cận lâm sàng

Xét nghiệm máu

  • HC, HST, hematocrit đều giảm.
  • BC tăng.
  • Tốc độ máu lắng tăng.
  • Urê huyết tăng.
  • Bilirubin tăng.

Xét nghiệm máu

Chẩn đoán hình ảnh chảy máu đường mật

  • Nội soi ống mềm đường tiêu hóa trên: để chẩn đoán phân biệt với chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa hoặc chảy máu do loét dạ dày – hành tá tràng. Nội soi bằng ống soi sợi mềm thực quản – dạ dày – hành tá tràng cho kết quả tốt ngay cả khi cấp cứu.
  • Siêu âm ổ bụng: không cho phép chẩn đoán xác định chảy máu đường mật, tuy nhiên phương pháp cho phép chẩn đoán các bệnh lý có thể là nguyên nhân của chảy máu đường mật như xác định sỏi, giun, áp xe đường mật, tình trạng tắc mật cũng như những khối u có thể có trong gan.

Chẩn đoán hình ảnh chảy máu đường mật

Siêu âm ổ bụng

  • Chụp không chuẩn bị: thường thấy bóng gan to, có phản ứng ở góc sườn- hoành phải khi bệnh nhân có áp xe đường mật.
  • Chụp đường mật ngược qua ống soi tá tràng: là một phương pháp tốt, có thể đánh giá được nguyên nhân tắc mật và vị trí chảy máu đường mật. Tuy nhiên, trên thực tế, vì chảy máu đường mật thường kết hợp với các nguyên nhân tắc mật nên thuốc cản quang thường không lên được toàn bộ đường mật và việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Trong một số trường hợp, phương pháp này cho phép kết hợp với các thủ thuật lấy sỏi và giun.
  • Đồng vị phóng xạ hình: về nguyên tắc là gắn các đồng vị phóng xạ có tia gamma vào các chất được tập trung ở gan. Các chất được gắn các đồng vị phóng xạ đó được tiêm vào tĩnh mạch, sau một thời gian nhất định các chất đố được tập trung ở gan và được theo dõi bằng máy đếm hạt và khuếch đại bằng ánh sáng trên màn ảnh (gamma camera). Để nghiên cứu các tổ chức của gan, người ta gắn các đồng vị phóng xạ (thường dùng là Tc99) vào các sulfur connoid. Để nghiên cứu sự lưu thông đường mật thường gắn Tc99 vào các HIDA hay PIPIDA. Để nghiên cứu các khối u ác tính hay các ổ viêm nhiễm người ta dùng Ga67 (chất đồng vị phóng xạ này thường có nồng độ cao ở trong các tế bào ung thư và viêm). Với HIDA scan thì các ổ ung thư hay viêm nhiễm là một nhân lạnh trong khi với Ga67 lại là một nhân nóng. Kỹ thuật này cho phép chẩn đoán vị trí chảy máy đường mật với các nguyên nhân: ung thư gan, vỡ phình động – tĩnh mạch (Peroration of the aneurisme), chấn thương gan; nhưng chảy máu đường mật do áp xe đường mật thì còn ít nghiên cứu.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner): có thể kết hợp với các thuốc cản quang đường tĩnh mạch, cho phép chẩn đoán vị trí ổ chảy máu chính xác do các nguyên nhân khác, trừ nguyên nhân do áp xe đường mật. Vì trên hình ảnh CT, người ta cũng không phân biệt được đó là ổ máu tụ hay một ổ áp xe mà áp xe đường mật thường có rất nhiều ổ áp xe với các thể tích khác nhau.
  • Chụp cộng hưởng từ-MRI (Magnetic Resonance Imaging). Hình ảnh cộng hưởng từ với nguyên tắc là các phân tử (molecules) trong các tế bào và tổ chức khác nhau có những tính chất từ tính khác nhau khi đưa vào một từ trường cực mạnh chúng sẽ dao động khác nhau của mỗi cơ quan tổ chức. Với kỹ thuật này, các dòng chảy (máu động mạch và tĩnh mạch gánh) có thể được nghiên cứu tốt hơn các kỹ thuật siêu âm và CT-scanner.
  • Chụp động mạch chọn lọc: đây là phương pháp hữu hiệu nhất. Sử dụng ống Seldinger luồn ống qua động mạch đùi vào động mạch chủ rồi vào động mạch thân tạng, có thể tiếp tục vào động mạch gan. Bơm các thuốc cản quang iod dạng nước (cardiotrast, triotrast) rồi chụp “thì” động mạch. Đây là một kỹ thuật khó, thường phải làm dưới máy X-quang có tốc độ chụp cực nhanh như CGE và có màn ảnh theo dõi đồng thời phải có kỹ thuật tinh xảo. Trên X-quang “thì” động mạch có thể bắt gặp lỗ rò động mạch – đường mật. Có thể làm thủ thuật gây bít tắc động mạch gan để điều trị và quan trọng hơn là xác định được vị trí chảy máu giúp cho phẫu thuật viên có phương hướng can thiệp hợp lý ngay từ lần mổ đầu tiên. Nhưng trên thực tế ít người dám làm vì thể trạng bệnh nhân thường rất nặng. Theo Phạm Duy Hiển và cộng sự, kỹ thuật này nên làm ngay trên bàn mổ, bệnh nhân bắt buộc phải mổ để lấy bỏ dị vật trong đường mật và dẫn lưu đường mật. Sau khi đã bộc lộ ống mật chủ thì bộc lộ luôn động mạch gan riêng, đặt chỉ chờ, mở một lỗ nhỏ ở động mạch gan riêng rồi luồn qua đó vào động mạch gan đồng thời chụp X-quang gan. Nhờ có phương pháp này có thể lỗ rò động mạch – ống mật được phát hiện. Nếu không có lỗ rò và động mạch gan không tổn thương thì việc thắt động mạch gan là “thái quá”, nhưng tỷ lệ tai biến cũng thấp.

Chẩn đoán hình ảnh chảy máu đường mật

  • Chụp lạch – tĩnh mạch cửa (splenoportography). Chọc kim vào lách, khi hút được máu từ lách thì bơm vào lách 20ml – 30ml cardiotrast thật nhanh đồng thời chụp X-quang.
  • Chụp mật qua da trước hoặc trong khi mổ: phương pháp này thường chỉ cho biết rõ thêm về nguyên nhân gây áp xe gan – đường mật, chứ không cho thêm các thông tin về chảy máu đường mật. Nguyễn Dương Quang đã bơm thuốc cản quang dưới áp lực vào ống mật chủ trên bàn mổ rồi chụp, hy vọng thuốc từ đường mật trào ngược qua lỗ rò vào động mạch hoặc tĩnh mạch cửa, nhưng không có kết quả.

Nếu bạn có những triệu chứng trên hay đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Bảo vệ sức khoẻ chính mình!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *