Chẩn đoán chảy máu dạ dày như thế nào?

Trong bài viết này PGS. TS. BS. NGUYỄN ANH TUẤN – Phó viện trưởng viện phẫu PGS. TS. BS. NGUYỄN ANH TUẤN – Phó viện trưởng viện phẫu thuật tiêu hóa – Chủ nhiệm khoa phẫu thuật ống tiêu hóa thuật tiêu hóa – Chủ nhiệm khoa phẫu thuật ống tiêu hóa sẽ giải thích rõ đến bạn đọc cách thức chẩn đoán chảy máu dạ dày như thế nào!

Chẩn đoán xác định chảy máu dạ dày

Xác định một trường hợp chảy máu do loét dạ dày – tá tràng sẽ không khó nếu căn cứ vào các dấu hiệu sau đây.

Lâm sàng:

  • Có dấu hiệu chảy máu tiêu hoá trên.
  • Có tiền sử loét dạ dày – tá tràng hay chảy máu đường tiêu hoá trên nhiều lần.
  • Thăm khám có các dấu hiệu âm tính của các bệnh lý khác như tăng áp lực tĩnh mạch cửa, sỏi mật…

Nội soi: nội soi cấp cứu xác định chảy máu từ ổ loét, không có tổn thương chảy máu khác.

Chẩn đoán xác định chảy máu dạ dày

Nội soi thực quản dạ dày

X-quang: khi có phim chụp dạ dày – tá tràng cũ với các hình ảnh loét điển hình. Có thể xác định hình ảnh tổn thương trên phim chụp dạ dày – tá tràng sau khi bệnh nhân đã ổn định.

Trong trường hợp không có nội soi và X-quang, có thể dựa vào lâm sàng với các triệu chứng điển hình của loét DD-TT, tiền sử bệnh lý để chẩn đoán và sau khi đã loại trừ hết các thương tổn chảy máu thường gặp khác.

Chẩn đoán tình trạng chảy máu dạ dày

Sau khi xác định được tổn thương loét chảy máu, việc đánh giá mức độ mất máu có thể dựa vào các yếu tố như sau:

Dựa vào khối lượng mất máu: nếu đánh giá được khối lượng máu khi nôn và đi ngoài, từ đó có thể xác định được mức độ chảy máu như sau:

  • Chảy máu nhẹ: dưới 500ml.
  • Chảy máu trung bình: 500 – 1000ml.
  • Chảy máu nặng: trên 1000ml.

Tuy nhiên việc xác định khối lượng máu mất không hoàn toàn chính xác, nếu có thể được chỉ là tương đối.

Dựa vào dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm

Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng, đánh giá tình trạng bệnh nhân cần phải hồi sức và truyền máu, có thể chia ra các mức độ chảy máu như sau:

Chảy máu nhẹ:

  • Tình trạng toàn thân chưa thay đổi. Không có dấu hiệu mất máu rõ rệt. Huyết động có thay đổi ít.
  • Mạch < 90/phút, HA > 100 mmHg
  • Không còn tình trạng chảy máu.
  • Xét nghiệm: hồng cầu 3 triệu­ – 3,5 triệu.
  • Hematocrit 30 – 35%.
  • Hemoglobin > 10 g/100 ml.
  • Không cần phải hồi sức, truyền máu.

Chảy máu trung bình:

  • Có các dấu hiệu ban đầu của sốc mất máu.
  • Mạch 100 – 120/phút.
  • Huyết áp 80 – 100 mmHg.
  • Xét nghiệm:
  • Hồng cầu 2,5 – 3 triệu.
  • Hematocrit 30 – 35%.
  • Hemoglobin 9 -10 g/100 ml.
  • Có thể cần hồi sức, truyền máu.

Chẩn đoán tình trạng chảy máu dạ dày

Chảy máu nặng:

  • Sốc mất máu rõ rệt, tình trạng toàn thân thay đổi, da xanh, niêm mạc nhợt, vật vã, vã mồ hôi.
  • Mạch > 120/phút.
  • Huyết áp < 80 mmHg
  • Xét nghiệm: hồng cầu < 2,5 triệu.
  • Hematocrit < 30%.
  • Hemoglobin < 8 g/100 ml.

Cần hồi sức tích cực, truyền từ 1000 – 1500 ml máu. Cần chú ý diễn biến của chảy máu có thể lúc đầu bệnh nhân chảy máu nhẹ, sau đó tiếp tục chảy máu và chuyển thành  chảy máu nặng.

Chẩn đoán tổn thương

Nội soi không những xác định tình trạng chảy máu mà còn đánh giá được mức độ tổn thương. Có thể xác định được tình trạng các vết loét như:

* Loét mạn tính: loét xơ chai, ổ loét to, đáy sâu và rộng, gây biến dạng hoặc chít hẹp. Khoảng 50% ổ loét chảy máu là loét mạn tính.

* Loét tiến triển: có khoảng 20% chảy máu là biểu hiện đầu tiên của ổ loét. Ổ loét vừa phải, bờ còn mềm mại, đáy nông, ăn mòn vào các mạch máu vào thành dạ dày.

* Loét cấp tính: những ổ loét mềm mại xuất hiện sau những chấn thương tinh thần (Stress ulcer). Sau bỏng nặng (Curling’s ulcer), sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn, suy thận… Là những ổ loét nông, bờ tròn đều, thường chảy máu ít.

Dựa vào những kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nhất tình trạng chảy máu dạ dày và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *