Cấp cứu bệnh nhân chảy máu do ổ loét dạ dày như thế nào?

Bệnh nhân bị chảy máu do ổ loét dạ dày, bác sĩ cần thực hiện các bước tiến hành trong cấp cứu chảy máu do loét dạ dày – tá tràng được thực hiện như sau:

  • Xác định tình trạng chảy máu.
  • Thực hiện các thủ thuật để hồi sức và theo dõi.
  • Đánh giá mức độ chảy máu.
  • Hồi sức tích cực.

Xác định tình trạng chảy máu ổ loét dạ dày

Lấy mạch: tần số mạch thể hiện mức độ chảy máu. Là dấu hiệu cho biết tình trạng huyết động. Nếu mạch nhanh, nhỏ có thể dẫn đến tình trạng trụy mạch do mất máu.

Đo huyết áp động mạch: huyết áp thấp hoặc tụt xuống nhanh là thể hiện truỵ mạch hoặc là sốc do mất máu.

Xét nghiệm: dựa vào kết quả xét nghiệm để biết số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit.

Các thủ thuật cần làm

Tiến hành lấy máu để làm những xét nghiệm cơ bản như: nhóm máu, hematocrit, tỷ lệ hemoglobin.

Cấp cứu bệnh nhân chảy máu do ổ loét dạ dày như thế nào?

  • Đặt 1 hoặc 2 catheter để truyền dịch và truyền máu. Theo dõi huyết áp tĩnh mạch trung ương.
  • Đặt một sonde đái để theo dõi lượng nước tiểu nếu trong trường hợp sốc mất máu nặng, cần phải hồi sức tích cực.

Đánh giá mức độ mất máu

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là khối lượng máu mất, tình trạng toàn thân, tình trạng huyết động, cần truyền máu hay không và kết quả của xét nghiệm có thể phân loại chảy máu: chảy máu nặng, chảy máu trung bình và chảy máu nhẹ từ đó mới đưa ra những chỉ định điều trị hợp lý.

Cấp cứu bệnh nhân chảy máu do ổ loét dạ dày như thế nào?

Hồi sức tích cực

Trong cấp cứu chảy máu tiêu hoá cần phải có thái độ hồi sức đúng và khẩn trương. Dựa vào tình trạng toàn thân, khối lượng máu mất, diễn biến chảy máu mà có thái độ hồi sức khác nhau. Trong trường hợp chảy máu nặng, chảy máu trung bình cần phải tiến hành các bước sau:

Khôi phục lại khối lượng tuần hoàn: truyền máu cùng nhóm. Lúc đầu truyền nhiều, nhanh, sau đó ít dần. Nguyên tắc là mất bao nhiêu truyền bấy nhiêu. Tuy nhiên nếu trường hợp không có nhiều máu có thể truyền ngay  2 – 3 đơn vị, sau đó dùng các chất thay thế máu. Nếu không có máu cùng nhóm có thể truyền máu nhóm O, nhưng không nên truyền quá 500 ml. Nếu không có máu có thể truyền plasma, Dextran, huyết thanh. Hồi sức phải theo dõi huyết áp tĩnh mạch trung ương lượng nước tiểu, dịch dạ dày…

Cấp cứu bệnh nhân chảy máu do ổ loét dạ dày như thế nào?

  • Tăng cường hô hấp: thở oxy nếu có suy hô hấp.
  • Thuốc chống truỵ tim mạch khi cần thiết.
  • Các loại thuốc cầm máu: propranolon, Transanmin….
  • Các loại thuốc điều trị loét: cimetidin, Omeprazol, Azantac…

Sau khi tiến hành cấp cứu, hồi sức ổn định, bệnh nhân cần tiếp tục theo dõi và điều trị nội khoa hoặc điều trị phẫu thuật nếu có chỉ định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *