Cảnh báo 6 nhóm bệnh nguy hiểm thường gặp vào mùa hè

Mùa hè nắng nóng là mùa mà nhiều căn bệnh nguy hiểm hoành hành. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây về cách phòng tránh và chữa trị một số bệnh thường gặp trong những ngày hè nắng nóng.

1. Say nắng, say nóng

Khi nhiệt độ lên đến 38 – 39°C, hiện tượng thường hay gặp nhất là cảm nắng ở cả người lớn và trẻ em. Cơ thể bị mất nước nhiều vì tiết mồ hôi, thân nhiệt cơ thể không điều hòa được khi làm việc dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, không khí oi bức.

Bên cạnh đó, trong những ngày nắng nóng, nhiều cơ quan, hộ gia đình mở điều hòa để nhiệt độ thấp. Điều này dẫn đến chênh lệch nhiệt độ khá cao giữa môi trường trong phòng kín và ngoài đường (gần 15°C).Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khi bước từ trong phòng lạnh ra ngoài trời nắng có thể khiến nhiều người bị choáng, sốc nhiệt.

Cách phòng tránh:

  • Tránh ra ngoài trời vào những giờ nắng nhất (thường từ 12 giờ trưa đến khoảng 3 giờ chiều)
  • Nên đội mũ và mặc quần áo dài, tránh ánh nắng tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể.
  • Uống nhiều nước. Nên uống ít nhất 2 lít nước/ngày và có thể nhiều hơn trong những ngày nắng nóng, oi bức.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm có tính mát, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

Bạn nên làm việc dưới bóng mát hoặc nơi có luồng không khí luôn thay đổi, nhất là khi làm những công việc nặng nhọc bạn cần phải nghỉ giải lao sao 45 phút lao động.

2. Bệnh về hô hấp

Ho, viêm họng, viêm họng hạt hay viêm amidan, viêm mũi xoang… đều là viêm nhiễm đường hô hấp dễ mắc trong mùa hè. Trong mùa hè, do thời tiết nóng, đặc biệt những hôm trời không có gió, khói xe máy, bụi thải ra không được pha loãng nhanh trong không khí làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, những chất ô nhiễm này kích thích niêm mạc đường thở, gây co thắt cơ trơn phế quản… Do vậy trong mùa hè, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp dưới như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản tăng nhiều.

Do thời tiết quá nóng, mồ hôi thoát ra nhiều, cơ thể thường bị mất nước. Ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính, mất nước làm đờm khô, quánh lại, việc khạc đờm trở nên khó khăn hơn. Đờm ứ lại làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp. Những ngày nhiệt độ ngoài trời tăng cao, mọi người thường có thói quen bật quạt nhiều, mạnh, sử dụng điều hòa nhiệt độ thấp. Một số người tắm lạnh ngay sau khi vừa đi ngoài trời nóng về hoặc bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, sau đó lại thường xuyên ra, vào phòng đang bật điều hòa. Tất cả những việc này đều gây ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, do đó làm giảm sức đề kháng của đường thở, nhung mao hoạt động kém góp phần làm gia tăng nhiễm khuẩn đường hô hấp

Ngoài ra, với nhân viên văn phòng, do ngồi lâu trong môi trường điều hòa, khi ra ngoài nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi họng, viêm xoang. Đặc biệt, để giảm bớt cái nóng, mọi người thích uống nước đá, ăn kem và tắm nước lạnh nhiều cũng dễ dẫn đến bệnh về đường hô hấp.

Khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể với sự thay đổi nhiệt độ ở trẻ nhỏ, hoặc người già hoặc người có nhiều bệnh lý đi kèm thường kém hơn nên cần phải phòng chống tác hại nắng nóng tốt hơn.

Xem thêm: Bệnh táo bón và cách phòng ngừa

Cách phòng tránh:

  • Tránh tiếp xúc với chất kích thích như khói thuốc lá, mang khẩu trang khi ra trường và tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất hơi mạnh.
  • Ăn uống đầy đủ, đặc biệt là rau xanh nhằm cung cấp đủ vitamin giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Uống nước đủ là một cách bù trừ cho tình trạng mất nước qua đường hô hấp, qua da vào môi trường lạnh và khô.
  • Tiêm ngừa vắc xin giúp tăng sức đề kháng chung của cơ thể chống nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
  • Đi khám chuyên khoa hô hấp khi thấy các dấu hiệu bất thường để điều trị đúng và kịp thời và tránh lây bệnh của mình sang những người xung quanh.

3. Bệnh về đường tiêu hóa

Trong tiết trời nóng ẩm, bảo quản thức ăn sẽ khó khăn hơn vì vi khuẩn dễ sinh sôi khiến thức ăn bị bẩn và ôi thiu nhanh. Nếu không cẩn thận sẽ dễ bị ngộ độc thức ăn và tiêu chảy, nhất là khi nhiệt độ kéo dài ở mức 39 – 40 độ.

Trong mùa nắng, ruồi, muỗi, chuột, gián cũng phát triển nhiều hơn nên dễ làm lây lan các mầm bệnh qua thực phẩm và nước uống. Trời quá nóng, hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém đi nên gây chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, khiến cơ thể mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Cách phòng tránh:

  • Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng
  • Tăng cường ăn hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Hạn chế làm việc quá sức, luôn giữ cho tinh thần được thư giãn, giảm căng thẳng sẽ giúp dạ dày và hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh.

4. Bệnh tim mạch

Trên nền nhiệt độ cao của thời tiết khiến mọi hoạt động, sự chuyển hóa trong cơ thể cũng bị tác động. Để thích ứng với thời tiết nóng nực, cơ thể điều chỉnh bằng cách tăng tiết mồ hôi và giãn mạch máu ngoại biên. Khi tiết nhiều mồ hôi, cơ thể sẽ mất nước, giảm thể tích máu lưu thông, trong khi đó, tim vẫn phải co bóp để đảm bảo bơm đủ lượng máu đi khắp cơ thể. Do thể tích máu giảm nên tim phải làm việc nhiều hơn, tăng sức co bóp và tăng số nhịp đập trong 1 phút. Mặt khác, khi vận động, mồ hôi ra nhiều, mất dịch nhiều, các cơ vận động đòi hỏi cần được cung cấp nhiều máu hơn. Khi mất quá nhiều dịch, thân nhiệt tăng lên, các cơ quan bị tổn thương, nhất là hệ thần kinh và tim mạch, người bệnh rất mệt mỏi, mất tỉnh táo, thiếu tập trung, tim đập nhanh, huyết áp tăng.

Xem thêm: Giảm cân thu nhỏ dạ dày

Cách phòng tránh:

  • Những người có bệnh tim cần sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ, luôn mang theo người thuốc hạ huyết.
  • Hạn chế vận động khi trời nóng, mang mũ khi đi nắng, giảm các thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước.
  • Cẩn thận khi tắm nước lạnh, đặc biệt với những người bị chứng co thắt mạch.

5. Các bệnh ngoài da

Mùa hè thường được biết đến là mùa có nhiều nắng nhất, nhưng ở một số khu vực, con người, nhất là những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời cần cảnh giác với ánh nắng mặt trời khi cường độ nắng mạnh, thời gian nắng kéo dài.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây lão hóa da sớm, ung thư da. Các tia có hại từ mặt trời còn gây nên các vấn đề về mắt, làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến da xuất hiện những tàn nhang, nếp nhăn hoặc gây sạm da cụ thể là:

  • Thứ nhất, Ánh nắng mặt trời tác động vào cơ thể là do các bức xạ cực tím (tia UV) của mặt trời, có 3 loại là UVA, UVB và UVC. Tuy nhiên tia UVC là tia cực tím yếu, hầu như không qua được tầng ozon để xuống trái đất, nên chỉ có tia UVA và UVB với những bước sóng khác nhau ảnh hưởng tới da và sức khỏe của con người. Thông thường tia UVB có bước sóng ngắn, nhưng có thể gây cháy nắng. Tia UVA có bước sóng dài hơn và nguy hiểm hơn, nó có thể xâm nhập vào da và làm tổn thương các mô sâu hơn.
  • Thứ hai, thời tiết oi bức, tuyến mồ hôi và tuyến nhầy sẽ tăng cường hoạt động để thải nhiệt cho cơ thể, gây ra tình trạng ẩm ướt tại các vùng như lưng, trán, cổ, kẽ tay, chân và bẹn.Nếu không chú ý vệ sinh, những chất này không thoát hết sẽ ứ đọng trong ống bài tiết của da làm bít lỗ chân lông và kết hợp với vi khuẩn gây viêm da và nấm da.

Cách phòng tránh:

  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da, nhất là trong thời tiết giao mùa, khô hanh và mùa hè.
  • Hạn chế gãi vì sẽ gây trầy xước da và lây lan vùng da nhiễm bệnh.
  • Chọn những loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, hạn chế gây kích ứng da.
  • Sử dụng những bộ quần áo có chất liệu vải cotton thoáng mát, dễ chịu.
  • Sử dụng khẩu trang khi đi ra đường và đồ bảo hộ khi bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất và yếu tố gây hại.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân.
  • Chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng.

6. Bệnh truyền nhiễm

Trong giai đoạn chuyển mùa, điều kiện môi trường rất thuận lợi cho các loại siêu vi phát triển. Mùa nắng nóng là thời điểm làm trẻ dễ bị nhiễm siêu vi dẫn đến sốt, phát ban, tiêu chảy, bỏ ăn. Đặc biệt, trẻ thường hay mắc các bệnh như sởi, thủy đậu, tay chân miệng.

Cách phòng tránh:

  • Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt.
  • Ăn uống hợp vệ sinh. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Tạo môi trường sống trong lành và an toàn.
  • Tăng cường lượng dịch uống.
  • Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm.
  • Luôn cập nhập tin tức dịch bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *