Bụng bia có phải do bia?

Hình ảnh những người đàn ông mang vác trên mình những chiếc bụng như bà bầu tại Việt Nam không còn quá xa lạ. Họ thường đổ lỗi cho “ chiếc bụng bia” của mình là do công việc đòi hỏi uống rượu bia nhiều. Điều đó là sự thật hay chỉ là ngụy biện?

1.Những chiếc “ bụng bia” tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe

  • PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trong quá trình nhiều năm điều trị béo phì cho bệnh nhân, hình ảnh những chiếc bụng bia đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Cách gọi bụng bia xuất phát từ việc đàn ông đi nhậu nhiều. Nó vô tình khiến nhiều người xem đó là cái cớ đổ lỗ cho chiếc bụng của mình. Nhưng sự thật không phải vậy.
  • Anh Nguyễn Minh Hải ( 41 tuổi, Hà Nội) hiện tại đang kinh doanh tại nhà. Anh đến gặp Bác sĩ Tuấn trong tình trạng béo phì độ 3, với cân nặng 131kg, kèm theo nhiều bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, hội chứng ngưng thở khi ngủ, huyết áp cao. Nhưng điều khiến bác sĩ ấn tượng nhất là chiếc bụng “ siêu to khổng lồ” của anh.
  • “ Tình trạng tăng cân mất kiểm soát đã diễn ra trong nhiều năm nay, tôi đã chủ động điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt để cố gắng cải thiện sức khỏe nhưng vô vọng. Nhiều người ra đường cứ trêu tôi chửa bia rượu mãi không đẻ à? Điều đó làm tôi rất chạnh lòng. Trên thực tế , trước đây tôi cũng có sử dụng rượu bia, từ kia chạm mốc 95kg tôi đã dừng sử dụng để hi vọng giữ lại cho mình chút sức khỏe, không hiểu sao cân nặng càng ngày càng tăng và sức khỏe còn tệ hơn trước” – Anh Hải chia sẻ.
Bệnh nhân Hải nặng 131kg
  • Một trường hợp khác, anh Mai Thế Thành ( Thái Nguyên) hiện đang làm chủ thầu xây dựng, do tính chất công việc, kéo theo đó là các cuộc giao lưu bạn bè đồng nghiệp nên việc sử dụng rượu bia thường xuyên là không thể tránh khỏi.
  • Cách đây 5 năm, cân nặng anh chỉ dao động trong khoảng 65-67kg. Từ khi bắt đầu nhận thầu các công trình xây dựng, di chuyển nhiều và giao lưu thường xuyên  khiến cân nặng của anh không thể kiểm soát. Đỉnh điểm chạm mốc 101kg , con gái hay trêu anh là “ có chiếc bụng trống” , kèm theo những bệnh về rối loạn chuyển hóa như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ , gout…
  • Thời gian gần đây, tình trạng gout của anh chuyển biến xấu, đi lại khó khăn, đau nhức đến mức nằm yên một chỗ cũng thấy khó chịu. Anh mới tìm đến bác sĩ để tư vấn là điều trị bệnh lý béo phì và các bệnh chuyển hóa liên quan.
Bệnh nhân Thành 101kg
  • PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn khẳng định, theo nhiều nghiên cứu khoa học, đàn ông có vòng bụng lớn không phải hoàn toàn do bia mà là do tích mỡ. Hơn nữa, testosterone suy giảm theo tuổi tác. Testosterone giúp giữ cho nam giới thon gọn và ít bị bụng bia hơn trong những năm còn trẻ. Bước vào tuổi trung niên, testosterone giảm khiến mỡ dễ tích tụ hơn.
  • Mỡ nội tạng càng nhiều thì càng đẩy thành bụng của họ ra ngoài, tạo ra bụng bia.
  • Mỡ nội tạng là loại mỡ nguy hiểm nhất trong cơ thể mỗi người. Nó có thể quấn quanh thận, gan và ruột. Mỡ sẽ giải phóng các hormone và phá vỡ chức năng bình thường của các cơ quan này. Điều này có thể tăng nguy cơ cao bệnh tiểu đường type 2, gan nhiễm mỡ, bệnh tim và ung thư.
  • Ngay cả những người có cân nặng trung bình cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe nếu họ có một lượng mỡ bụng lớn.
  • Theo Business Insider, đàn ông bụng bia có nguy cơ tử vong cao hơn 87% so với những người có cùng lượng mỡ ở các bộ phận khác trên cơ thể. Nói một cách đơn giản, bụng bia càng lớn càng thể hiện lối sống thiếu vận động, ăn uống không khoa học và nguy cơ lắm bệnh tật.
  • Hai bệnh nhân trên được Bác sĩ Tuấn tư vấn và lên phác đồ điều trị béo phì bằng phương pháp phẫu thuật thu nhỏ dạ dày. Hiện tại sau gần 1 tháng, cân nặng của cả 2 bệnh nhân đã có cải thiện, các chỉ số sức khỏe đang thay đổi theo chiều hướng tích cực .

2.Bụng bia không phải do bia, vậy có nên uống bia nhiều không?

  • Bia hơi là một trong những thức uống phổ biến và yêu thích ở Việt Nam trong mùa hè. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc uống bia hơi nên có chừng mực và tại những nơi đáng tin cậy.
  • Việt Nam được coi là một trong những quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới. Sự phổ biến của bia ở Việt Nam có thể được thấy qua sự hiện diện của nhiều thương hiệu bia trong nước và quốc tế.
  • Bia hơi là một thức uống phổ biến và được ưa chuộng. Khi uống bia hơi lạnh, bạn có thể cảm thấy sảng khoái và thư giãn do cảm giác lạnh từ bia làm giảm nhiệt độ cơ thể đặc biệt trong mùa hè nóng nực. Tuy nhiên, việc uống bia lạnh chỉ giúp giảm nhiệt độ cơ thể nhất thời. Bia hơi không thay thế được các biện pháp giải nhiệt cơ bản như uống nước đầy đủ, ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Ngoài ra, cần nhớ rằng bia hơi chứa cồn, và việc tiêu thụ quá mức có thể gây mất cân bằng và tác động tiêu cực đến sức khỏe.

3.Tác hại của bia hơi

  • Tác động tới gan: Uống quá nhiều cồn có thể gây viêm gan, xơ gan và các vấn đề về chức năng gan.
  • Tác động tới hệ tiêu hóa: Uống quá nhiều cồn có thể gây viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ viêm tụy và gây rối loạn tiêu hóa.
  • Vấn đề về tim mạch: Uống quá nhiều cồn có thể tăng nguy cơ bệnh tim và động mạch, gây tăng huyết áp và làm tăng mức cholesterol trong máu.
  • Tác động tới hệ thần kinh: Uống quá nhiều cồn có thể gây tác động tiêu cực lên hệ thần kinh, gây ra rối loạn giấc ngủ, loạn nhịp tim và ảnh hưởng đến chức năng não.
  • Tác động tới hệ miễn dịch: Uống quá nhiều cồn có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, làm cho cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Calo và tăng cân: Bia hơi chứa calo từ cồn và carbohydrate. Thông thường, một lít bia hơi có khoảng từ 200 đến 250 calo. Việc tiêu thụ quá nhiều bia hơi có thể cung cấp một lượng calo dư thừa cho cơ thể dẫn đến thừa cân, béo phì.

Các tổ chức y tế thường khuyến nghị rằng việc tiêu thụ cồn nên được hạn chế để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Theo hướng dẫn từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nam giới nên không uống quá 2 đơn vị cồn trong một ngày và phụ nữ không nên uống quá 1 đơn vị cồn trong một ngày. Một đơn vị cồn tương đương với khoảng một ly bia hơi (khoảng 340 ml) có nồng độ cồn trung bình khoảng 5%.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *