Béo phì ở phụ nữ mang thai!

Béo phì ở phụ nữ mang thai không chỉ phản ánh sức khỏe của bà mẹ, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Mức độ tăng cân khi mang thai phụ thuộc vào cân nặng của bà bầu.

Béo phì ở phụ nữ mang thai

1. Béo phì ở phụ nữ mang thai

Bệnh lý ” béo phì ” ở phụ nữ có liên quan đến khả năng sinh sản và việc thụ thai gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, trong giai đoạn mang thai của các mẹ bầu béo phì, việc theo dõi thai kỳ cũng diễn ra khá phức tạp.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO. Sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI):

  • Phụ nữ nhẹ cân ( BMI < 18,5): mức tăng cân từ 12 đến 17 kg
  • Phụ nữ bình thường ( BMI khoảng 18,5 – 24,9) mức tăng từ 7 đến 12 kg .
  • Phụ nữ thừa cân ( BMI khoảng 24,9- 27,4) mức tăng từ 7 đến 9 kg
  • Với các bà mẹ béo phì (BMI >27,5) mức tăng từ 5 đến 7 kg.

Ví dụ: Nếu người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 7 – 12 kg.

  • 3 tháng đầu (quý I): tăng 1 kg
  • 3 tháng giữa (quý II): tăng 4 – 5 kg
  • 3 tháng cuối (quý III): tăng 5 – 6 kg

Xem thêm: Mang thai bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

2. Các yếu tố nguy cơ khi phụ nữ mang thai bị béo phì

  • Đầu tiên cần phải nhắc đến là người bị béo phì thường có tỉ lệ bị vô sinh cao hơn.
  • Xuất hiện tăng huyết áp và ngưng thở khi ngủ.
  • Tỷ lệ tiền sản giật ở phụ nữ béo phì ( liên quan đến tăng huyết áp và sự hiện diện của protein trong nước tiểu). Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng tăng mỡ máu làm ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
  • Đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao hơn rất nhiều lần so với người có cân nặng bình thường. Các nhà khoa học đã chứng minh, khi bị thừa cân thì tình trạng kháng insulin tăng lên.
  • Sảy thai: thường xảy ra trước tuần thứ 20. Do phụ nữ béo phì thường có bệnh kèm theo là buồng trứng đa nang, kháng insulin. Những nguyên nhân này làm thay đổi lớp niêm mạc tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai.

3. Biến chứng béo phì ở phụ nữ mang thai

3.1 Trong quá trình sinh con

Ở những người béo phì, tuần hoàn máu có thể bị chậm lại do tăng mỡ máu. Nguy cơ tử vong ở tử cung và sinh non được nhân lên gấp 2 hoặc thậm chí 3 lần. Vì nhau thai không hoạt động bình thường do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy giúp thai nhi phát triển đúng cách.

Trong giai đoạn chuyển dạ ở sản phụ béo phì. Các biện pháp hỗ trợ cho quá trình sinh nở khá phức tạp do sự giãn nở của tử cung không đáp ứng kích thước của thai nhi. Khó khăn cho việc xác định kích thước khung chậu. Đây là nguyên nhân của tỷ lệ sinh mổ ở sản phụ béo phì lên đến 30 – 35%. Đồng thời với nguy cơ mắc bệnh huyết khối, viêm tĩnh mạch, và nhiễm trùng cao hơn so với các sản phụ có BMI bình thường.

3.2 Thời kỳ sau sinh

Ở những bà mẹ béo phì khi sinh mổ, nguy cơ đông máu (huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc viêm tĩnh mạch và tắc mạch phổi) sẽ tăng cao với cấp số nhân. Trong giai đoạn hậu sản, so với sản phụ có cân nặng bình thường, nguy cơ huyết khối thời kỳ hậu sản, trung bình là 30 lần so trong 16 tuần sau khi sinh.

4. Các yếu tố nguy cơ tác động đến trẻ sau khi sinh

Các nhà khoa học đều có chung nhận định về yếu tố nguy cơ gây ra cho trẻ từ bà mẹ béo phì hoặc thừa cân:

  • Nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn. Những điều này có thể được giải thích bằng những bất thường đã có từ trước trong thai kỳ sớm như bệnh tiểu đường.
  • Có thể gặp các biến chứng khi sinh khó do kẹt vai, chấn thương sản khoa do phương pháp sinh mổ.
  • Chỉ số BMI của mẹ tăng lên có tác động di truyền đến thai nhi. Nguyên nhân về sự phát triển quá mức và tích tụ của tế bào mỡ ở trẻ em mà sau này có thể dẫn đến thừa cân,béo phì.

Xem thêm: Phẫu thuật giảm cân

5. Vai trò của việc phòng ngừa béo phì ở phụ nữ mang thai

Chế độ ăn uống hợp lý khi mang thai

Việc tăng cân quá mức khi mang thai ở phụ nữ trực tiếp thúc đẩy nguy cơ béo phì. Do đó thói quen ăn uống của các mẹ bầu trong thai kỳ cần được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc xây dựng một lối sống lành mạnh để có một thai kỳ tốt đẹp

  • Bổ sung đầy đủ Vitamin, các yếu tố vi lượng theo từng giai đoạn thai kỳ. Các vitamin cung cấp qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng.
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm chiên (khoai tây chiên, cốm, cá, tôm chiên với nước sốt, v.v.)
  • Không sử dụng có thực phẩm hoặc thức uống có đường bánh ngọt, soda, bánh mì trắng …
  • Hạn chế cafein, các chất kích thích.
  • Đảm bảo 3 bữa chính và 2 bữa ăn nhẹ. Thực đơn điều chỉnh khoa học phù hợp với sở thích ăn uống. Mỗi bữa ăn phải bao gồm protein động vật, protein thực vật (đậu lăng, đậu trắng hoặc đỏ, tempeh ..).
  • Nên ăn thật chậm để các quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn cũng là một hình thức thư giãn
  • Thường xuyên vận động như đi bộ, bơi lội hoặc yoga. Trước khi sinh có thể điều chỉnh mức độ vận động đảm bảo cơ thể được thư giãn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *