Ăn gì chống táo bón?

Táo bón là một hội chứng phổ biến thường gặp và tác động bất lợi tới cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Nguyên nhân gây táo bón thường xuất phát từ lối sống không khoa học, một số loại thuốc hoặc các bệnh lý tâm thần kinh, đặc biệt là do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn chất xơ, giàu đạm béo… Chính vì vậy, những người bị táo bón cần lên thực đơn dành riêng cho mình để cải thiện tình trạng bệnh.

Ăn gì chống táo bón?

Hình 1: Minh họa bệnh nhân trĩ bị đau hậu môn khi đi đại tiện

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị táo bón

Chế độ ăn uống thiếu khoa học chính là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Do đó, việc điều chỉnh thực đơn hàng ngày, nắm rõ táo bón nên ăn gì và kiêng gì là yếu tố quan trọng.

Táo bón có thể dễ dàng khắc phục nếu người bệnh quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Hơn nữa, một thực đơn cho người bị táo bón tốt sẽ giúp quá trình đại tiện diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp giảm áp lực lên thành hậu môn, khắc phục cảm giác khó chịu và đau rát mỗi khi đi vệ sinh.

Ăn gì chống táo bón?

Táo bón nên ăn uống gì, ăn gì để tiêu hóa dễ dàng có lẽ là thắc mắc của không ít người bệnh

  • Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B1 có lợi cho việc tạo hơi
  • Tăng thực phẩm chất xơ đưa vào cơ thể để kích thích tăng bài tiết dịch tiêu hóa và nhu động ruột, giảm thời gian thức ăn đi qua ruột, giúp đại tiện tốt.
  • Nên ăn thêm 1 số thực phẩm giàu chất béo vì chất béo có thể làm trơn, thông đại tiện cho nên khi đun nấu cần sử dụng dầu lạc, dầu mè, dầu đậu, dầu hướng dương…
  • Uống đủ nước nhằm giảm áp lực của thức ăn đối với ruột, giảm sự cản trở vận động của thức ăn trong ruột, đồng thời đảm bảo thành phần nước của phân trong ruột, làm cho phân trơn hơn dễ bài tiết ra ngoài.

Một số thực phẩm dành cho người táo bón

Các loại rau xanh

  1. Rau mùng tơi: Đây là loại rau quen thuộc trong bữa ăn, chứa nhiều chất xơ hòa tan và vitamin, khoáng chất, có lợi cho đường tiêu hóa. Ngoài hỗ trợ trị táo bón, rau mồng tơi còn giúp làm lành vết nứt hậu môn, thanh nhiệt, giải độc.
  2. Rau má: Một loại rau không thể bỏ qua khi điều trị táo bón là rau má. Bạn có thể uống nước rau má hoặc dùng rau má tươi với giấm và mè đen như một loại salad.
  3. Rau diếp cá: Rau diếp cá có vị chua, tính mát, mùi hơi tanh. Bài thuốc dân gian trị táo bón bằng rau diếp cá khá phổ biến. Có thể ăn trực tiếp rau diếp cá hoặc uống nước cốt.

Các loại củ

  1. Khoai lang: Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: magie, protid, lipip, canxi, gluxid, vitamin B, C,… Theo dân gian, khoai lang có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ vị nhuận tràng, thông tiện.Trong khoai lang có lượng chất xơ lớn. Trung bình trong 1 củ khoai lang sẽ có gần 4g chất xơ không hòa tan. Vì thế, khoai lang được xem như một vị thuốc chữa táo bón, hỗ trợ tiêu hóa tốt, giúp phân mềm, kích thích đào thải phân. Người già bị táo bón nên ăn khoai lang. Có thể chế biến khoai lang thành nhiều món như luộc, hấp, nấu súp.
  2. Củ cải: Củ cải chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ cao, làm tăng khối lượng phân, giúp thải các chất cặn bã ra khỏi ruột già. Ăn củ cải còn giúp tăng cường tiết dịch tiêu hóa và dịch mật.
  3. Cà rốt: Cà rốt là loại thực phẩm tốt cho trẻ em bị táo bón. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cà rốt vì ăn nhiều sẽ khiến da bé bị vàng.

Trái cây

  1. Táo: Loại quả đầu tiên nên có trong thực đơn của người bị táo bón là táo. Trong một quả táo có chứa đến 4,4g chất xơ. Khi vào cơ thể, táo có tác dụng hút nước vào ruột kết, giúp phân mềm hơn.
  2. Chuối: Chuối là một loại quả phù hợp cho cả trẻ em bị táo bón, người lớn bị táo bón và người già bị táo bón. Trong 100g chuối có khoảng 3,7g chất xơ hòa tan. Lượng chất xơ này có tác dụng làm mềm phân, tăng khả năng đào thải cặn bã trong ruột ra ngoà
  3. Bơ: Bơ là loại quả tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa. Trong bơ chứa lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
  4. Kiwi: Loại quả này chứa các loại vitamin tốt cho cơ thể. Ngoài ra, trong kiwi còn chứa một loại enzyme kích thích nhu động ruột, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
  5. Đu đủ: Đu đủ cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, chứa nhiều enzym tiêu hóa papain. Đây là loại trái cây tốt cho người bị táo bón.

Ngũ cốc nguyên hạt

  1. Hạt chia: Hạt chia chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như sắt, canxi, chất chống oxy hóa, chất xơ, omega-3, vitamin. Ăn hạt chia giúp làm mềm phân để việc đào thải phân trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, hạt chia hỗ trợ làm bền thành mạch, giảm sưng viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  2. Hạt mè đen: Mè đen có nhiều dầu béo giúp nhuận tràng, thông đại tiện. Bạn có thể nấu cháo, nấu chè từ loại hạt này.
  3. Hạt đậu đỏ: Loại hạt này giúp cầm máu và tăng nhu động ruột.
  • Sữa chua: Sữa chua chính là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi trẻ em bị táo bón nên ăn gì. Bởi sữa chua kích thích tiêu hóa, dễ ăn, ngon miệng. Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, tạo cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột. Đây cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho người lớn bị táo bón. Bên cạnh đó, sữa chua còn tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol, bổ sung canxi giúp xương và răng chắc khỏe.

Một số thực phẩm dành cho người táo bón

Hình 2: Sữa chua ăn dự phòng táo bón

Táo bón không nên ăn gì?

  • Không nên uống bia, rượu, trà đặc, cà phê vì những thứ này làm khô phân khiến cho bệnh táo bón thêm trầm trọng.

Táo bón không nên ăn gì?

Hình 3: Chất kích thích không nên sử dụng

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh: Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, thiếu chất xơ, chứa nhiều chất béo gây chướng bụng, khó tiêu. Từ đó dẫn đến táo bón.
  • Đồ cay nóng: Các loại đồ ăn có nhiều gia vị, cay nóng là những thực phẩm loại bỏ trong bữa ăn của người bị táo. Bởi chúng có khả năng gây nên hội chứng ruột kích thích và gây tổn hại dài lâu đến hệ tiêu hóa.
  • Thực phẩm khô cứng: Thực phẩm khô cứng như: bánh mì, ngô… khiến người bệnh khó tiêu hóa, gây tổn thương cho hệ đường ruột.

Lưu ý

  • Người bị táo do ăn uống không nên ăn thực phẩm tinh bột ít xác như gạo và bột mì làm quá sạch.
  • Người bị táo do thần kinh hoặc tính chất cơ học không nên ăn thực phẩm chứa nhiều xác như lương khô, rau cần, cải bó xôi, trái cây và rau tươi vì các thực phẩm này gây kích thích hóa học và cơ học với đường ruột và hậu môn gây co thắc và tắc nghẽn đường ruột dẫn đến táo nặng hơn.
  • Ngoài chế độ ăn uống ra, người bị táo bón nên kết hợp các lối sống lành mạnh như vận động thể dục thể thao, giữ tinh thần thoải mái, khắc phục các bệnh lý chính gây ra táo bón nếu có.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *