Có những loại trĩ nào?

Trĩ được phân loại trĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng áp dụng nhiều nhất là phân loại dựa vào giải phẫu và mức độ sa

Theo bệnh nguyên, bệnh sinh

Trĩ triệu chứng: là hậu quả của một bệnh đã đ­ược biết rõ (tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong bệnh xơ gan, K trực tràng…).

Trĩ bệnh: còn gọi là trĩ vô căn.

Phân loại trĩ theo vị trí giải phẫu

Theo vị trí giải phẫu lấy đư­ờng l­ược làm mốc chia ra:

Trĩ nội: Chân búi trĩ ở trên đư­ờng l­ược, niêm mạc tuyến của trực tràng phủ
búi trĩ.

Trĩ ngoại: Chân búi trĩ ở d­ưới đ­ường lư­ợc, da ống hậu môn (niêm mạc Hermann) phủ búi trĩ.

Trĩ hỗn hợp: Có cả búi trĩ ở trên và d­ưới đ­ường lư­ợc.

Phân loại trĩ theo vị trí giải phẫu

Hình 1: Hệ tĩnh mạch trĩ

Theo chu vi vòng ống hậu môn: Có thể định vị búi trĩ theo mặt kim đồng hồ điểm bao nhiêu giờ. Th­ường hay gặp trĩ  ở điểm 2 giờ (búi phải sau), 5 giờ (búi phải trư­ớc), 9 giờ (búi ngang trái) t­ư thế sản khoa

Phân loại trĩ theo mức độ sa

Độ I: 80% – 90% biểu hiện bằng đại tiện ra máu tươi. Khám qua soi: Các búi trĩ nhô lên thấy cương tụ, không bị sa ra ngoài khi gắng rặn đại tiện.

Độ II: đại tiện máu tươi nhiều đợt hàng năm. Soi HM khi BN rặn thấy búi trĩ ở HM nhưng còn tự co lên được, dây chằng giữ niêm mạc còn tốt nên còn thấy rõ ranh giới giữa trĩ nội, trĩ ngoại. Trĩ độ II có thể kèm tiết dịch ẩm ướt, ngứa HM.

Phân loại trĩ theo mức độ sa

Độ III: búi trĩ nội khá lớn, nhiều khi không còn ranh giới giữa trĩ nội và trĩ ngoại, mặc dù có sa lồi nhưng do tổ chức các sợi cơ bên trong còn giữ được phần nào tính đàn hồi nên búi trĩ vẫn còn ở bên trong lòng OHM, chỉ sa ra ngoài mỗi khi rặn và BN phải lấy tay đẩy búi trĩ lên.

Phân loại trĩ theo vị trí giải phẫu

Độ IV: búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài, chảy dịch nhiều, trợt niêm mạc, đồng thời sự phù nề có thể gây thắt nghẽn mạch làm đau đớn BN.

Phân loại trĩ theo mức độ sa

Theo tiến triển và biến chứng bệnh trĩ

Trĩ th­ường

Trĩ chảy máu kéo dài gây thiếu máu: là biến chứng hay gặp, nhiều bệnh nhân đến viện với triệu chứng thiếu máu nặng,

Theo tiến triển và biến chứng bệnh trĩ

Hình 2: Hình ảnh minh họa biến chứng chảy máu

Trĩ có huyết khối và viêm tắc tĩnh mạch trĩ: do ứ máu, chấn thư­ơng búi trĩ, rối loạn chế độ ăn uống và nhất là sự co thắt của cơ thắt.

Vỡ búi trĩ: gây tụ máu cấp tính ở rìa hậu môn, màu đỏ sẫm và đau dữ dội.

Trĩ có sa búi trĩ và niêm mạc hậu môn – trực tràng: bệnh trĩ lâu ngày không được điều trị dẫn đến sa các búi trĩ. Trĩ sa ra ngoài ống hậu môn là các búi tiên phát, hoặc các búi tiên phát và thứ phát kết hợp với nhau tạo thành vòng trĩ có niêm mạc trực tràng cùng sa. Trĩ kết hợp với sa niêm mạc trực tràng thành vòng gọi là trĩ vòng.

Trĩ nghẹt: do trĩ sa ra ngoài, cơ thắt co bóp làm nghẹt, phù nề thiếu máu nuôi dưỡng dẫn tới hoại tử, viêm và chảy máu.

Theo tiến triển và biến chứng bệnh trĩ

Hình 3: Hình minh họa biến chứng nghẹt hậu môn

Trĩ có rối loạn chức năng cơ thắt:

  • Yếu cơ thắt hậu môn: do trĩ sa lâu ngày, sa th­ường xuyên làm yếu cơ thắt và bệnh nhân không giữ đ­ược phân, hơi (trung – đại tiện mất tự chủ).
  • Tăng tr­ương lực cơ thắt  gây co thắt dẫn tới đau. Một trong những biện pháp để đánh giá trương lực cơ thắt là đo áp lực hậu môn.

Trĩ có các bệnh kèm theo

  • Nứt hậu môn.
  • Viêm nhiễm hậu môn trực tràng ở các hốc tuyến.
  • Áp xe quanh hậu môn.
  • Rò hậu môn.

Hình 4: Hình ảnh minh họa các biến chứng áp xe, nứt kẽ hậu môn, rò.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *