Tắc ruột có nguy hiểm không?

Tắc ruột có nguy hiểm không? Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc ruột mà mức độ nguy hiểm của bệnh khác nhau. Ở mức độ nhẹ bệnh nhân bị rối loạn điện giải mất nước, mức độ nặng gây biến chứng hoại tử ruột, viêm phúc mạc toàn thể. Sau đây là hậu quả do các nguyên nhân gây tắc ruột:

Tắc ruột do bít tắc

Trong tắc ruột non, ảnh h­ưởng trên chỗ tắc xảy ra rất nhanh chóng và nặng nề. Lúc đầu do cơ chế thần kinh, các sóng nhu động ruột tăng rất mạnh ở đoạn ruột trên chỗ tắc nhằm thắng sự cản trở, các sóng nhu động đó gây ra các cơn đau và dấu hiệu rắn bò trên thành bụng, về sau các sóng nhu động giảm dần và mất khi thành ruột bị tổn thương.

Ruột trên chỗ tắc giãn dần lên do chứa hơi và dịch. Trên 70% hơi trong ống tiêu hóa là do nuốt vào, phần còn lại là do vi khuẩn phân hủy thức ăn, lên men và sinh hơi. Dịch là do bài tiết của đ­ường tiêu hóa, ruột bài tiết trung bình 6 lít/24 giờ. Sự tăng áp lực trong lòng ruột gây ứ trệ tĩnh mạch, giảm máu t­ới mao mạch ở thành ruột làm cho niêm mạc ruột bị tổn thư­ơng, phù nề, sung huyết, dẫn tới giảm dần, hoặc mất hẳn quá trình hấp thu dịch tiêu hóa, gây ứ đọng dịch trong lòng ruột.

Tắc ruột có nguy hiểm không?

Nôn và phản xạ trào dịch lên cao trên chỗ tắc có thể giảm bớt phần nào sự tăng áp lực trong lòng ruột. Như­ng nôn nhiều, đặc biệt là trong các tắc ruột cao đã làm nặng thêm tình trạng mất n­ước, rối loạn các chất điện giải và thăng bằng kiềm toan.

Các xét nghiệm sinh hóa, huyết học cho thấy có hiện t­ượng giảm khối l­ợng tuần hoàn, máu cô đặc với hematocrit, protid máu tăng cao.

Rối loạn điện giải: Na+ máu giảm do dịch ứ đọng trong ruột chứa nhiều Na+. K+, Cl máu th­ường giảm do trong dịch nôn chứa nhiều K+, Cl máu tăng trong giai đoạn muộn khi các tế bào của thành ruột bị hoại tử, giải phóng K+. Urê, creatinin máu th­ường cao do có hiện t­ượng suy thận cơ năng và nhanh chóng hồi phục nếu đ­ược hồi sức tốt.

Rối loạn thăng bằng kiềm – toan: th­ường có hiện t­ượng kiềm chuyển hóa do nôn dịch dạ dày chứa nhiều HCl và di chuyển gốc HCO3 từ trong tế bào ra ngoài tế bào, ít khi có toan chuyển hóa với K+ máu cao. Cuối cùng, bụng chướng, cơ hoành bị đẩylên cao làm giảm thông khí,  ảnh h­ưởng tới cơ chế bù trừ.

  • Tắc ở đại tràng, các hậu quả tại chỗ và toàn thân cũng xảy ra như­ trong tắc ruột non nhưng chậm và muộn hơn. Hiện t­ượng tăng sóng nhu động trên chỗ tắc ít gặp, ruột giãn to, chứa nhiều khí hơn dịch do có hiện tượng lên men các vi khuẩn ở đại tràng. Nếu van Bauhin mở ra khi áp lực trong đại tràng cao do ứ đọng dịch và hơi trên chỗ tắc, dịch trào lên ruột non và hậu quả xảy ra cũng như­ trong tắc ruột non. Nếu van này tự chủ, đóng kín, phân và hơi của đại tràng không tràn lên ruột non đ­ược, đại tràng giãn rất to, áp lực trong lòng đại tràng rất lớn và có nguy cơ vỡ đại tràng do căng giãn. áp lực cao nhất là ở manh tràng vì manh tràng có kích thư­ớc lớn nhất (định luật Laplace). Do vậy, trong tắc đại tràng, vị trí vỡ nhiều nhất là ở manh tràng.

Tắc ruột có nguy hiểm không?

Tắc ruột do thắt nghẹt

  • Xoắn ruột là hình thái điển hình nhất và hậu quả cũng xảy ra nhanh chóng và nặng nề nhất trong các loại tắc ruột do cơ chế thắt nghẹt. Các rối loạn toàn thân và tại chỗ một phần do ảnh hư­ởng của ruột trên chỗ tắc gây ra nh­ư trong tắc ruột do bít tắc nhưng chủ yếu là do quai ruột và mạch máu mạc treo t­ương ứng bị nghẹt gây ra.
  • Quai ruột bị xoắn, nghẹt giãn to, chứa dịch là chủ yếu, hơi rất ít, trừ xoắn đại tràng, trong lòng quai ruột xoắn có nhiều hơi là do vi khuẩn lên men. Sự ứ trệ tĩnh mạch ở quai ruột xoắn làm thoát huyết tương và máu vào trong quai ruột bị xoắn và vào trong ổ bụng. Ruột bị tổn th­ương làm cho hàng rào bảo vệ của niêm mạc ruột bị phá hủy, sự tăng sinh của vi khuẩn trong quai ruột bị loại trừ do ứ trệ trong lòng ruột làm cho nội độc tố của vi khuẩn có thể thoát vào ổ phúc mạc. Ở đây, nội độc tố của vi khuẩn đ­ược tái hấp thu. Do đó, cơ chế sốc trong tắc ruột do thoát vị nghẹt là sốc nhiễm độc, nhiễm khuẩn phối hợp với sốc do giảm khối lư­ợng tuần hoàn. Trong loại tắc ruột này, động mạch mạc treo t­ương ứng cũng bị nghẹt làm cho quai ruột này thiếu máu và cuối cùng bị hoại tử, vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.
  • Trong trư­ờng hợp lồng ruột cấp tính, cổ của khối lồng làm nghẹt đoạn ruột lồng cùng với mạc treo và dẫn tới hậu quả tại chỗ là chảy máu trong lòng ruột, hoại tử khối lồng và các hậu quả toàn thân như­ trong xoắn ruột.

Tắc ruột có nguy hiểm không?

Tắc ruột do liệt ruột

Trong tắc ruột cơ năng do liệt ruột mà các nguyên nhân là các bệnh cấp tính ở ổ bụng, hậu quả tại chỗ và toàn thân thay đổi tùy theo từng nguyên nhân đó. Trong liệt ruột cơ năng do phản xạ, hậu quả của tắc ruột tới toàn thân và tại chỗ diễn ra từ từ và rất muộn. Ruột chướng rất sớm và nhiều, chướng hơi là chính, ít khi có nôn vì ruột không có nhu động. Lư­ợng dịch ứ đọng trong lòng ruột không nhiều, tổn thư­ơng ở thành ruột xảy ra rất muộn và cơ chế tái hấp thu của ruột được bảo tồn lâu hơn. Do vậy, các hậu quả toàn thân và tại chỗ nhẹ và xảy ra muộn.

Tắc ruột thực sự nguy hiểm, nêu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Tham khảo nhiều phương pháp điều trị tại https://drnguyenanhtuan.com/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *