Những trường hợp ung thư dạ dày hiếm gặp

Ung thư dạ dày là một trong top 10 loại bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Với những diễn biến phức tạp, căn bệnh này đe dọa mạng sống của nhiều bệnh nhân tại Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số trường hợp UTDD hiếm gặp và cách điều trị qua bài viết dưới đây. 

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Bệnh do các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày bắt đầu phát triển bất thường, mất kiểm soát và xâm lấn sang các mô ở gần hoặc ở xa qua hệ thống bạch huyết. Bệnh tiến triển nhanh và khó chẩn đoán, hiện cũng chưa có các phương pháp điều trị đặc hiệu. 

Ung thư dạ dày là gì?

Những trường hợp ung thư dạ dày hiếm gặp 

UTDD thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, trong đó tỷ lệ ung thư ác tính cao hơn. UTDD ác tính được chia thành 2 dạng chính gồm: 

Ung thư dạ dày ác tính dạng biểu mô

Ung thư dạ dày ác tính dạng biểu mô hay còn gọi là Carcinoma, bao gồm:

  • UTDD ác tính biểu mô tuyến (Adenocarcinoma): tuyến nhú, tuyến nhày, tuyến ống, tế bào nhẫn
  • UTDD ác tính biểu mô không biệt hoá (Undifferentated Carcinoma)
  • Ung thư tuyến biểu bì

Ung thư dạ dày ác tính không biểu mô

Ung thư dạ dày ác tính không biểu mô gồm các lipomas, sarcome của các cơ, mạch và u lympho ác tính. 

Ung thư dạ dày ác tính không biểu mô

Bệnh lý của UTDD ác tính

Thể sùi

Bề mặt khối u sùi, thô ráp. Phần đáy khối u rộng và được ăn sâu vào lòng dạ dày. Kích thước khối u sẽ khác nhau ở từng bệnh nhân, thường dao động từ 3-4 cm. Một số trường hợp u phát triển to hơn thì có thể chiếm toàn bộ lòng dạ dày. 

Thể thâm nhiễm

Ở thể thâm nhiễm thì dạ dày thường có những u thâm nhiễm nông tại niêm mạc. Vị trí u có thể cứng, đục, dính sâu vào các lớp của thành dạ dày.

Khối u dạ dày thể thâm nhiễm cũng có thể lan ra toàn bộ dạ dày mới một lớp khoảng 2 – 3 cm bao lấy niêm mạc thành dạ dày, có cấu trúc cứng như sụn. 

Khả năng di căn của những trường hợp hiếm gặp

Với những trường hợp UTDD ác tính hiếm gặp thì bệnh hầu như đều sẽ di căn sang các bộ phận khác. Trong đó, các vị trí di căn phổ biến thường được phát hiện gồm: gan, hạch bạch huyết, lá lách, buồng trứng, tụy, đại tràng, não, xương,…

Những trường hợp UTDD di căn sang các cơ quan càng xa, di căn càng nhiều khối u ác tính thì cơ hội tử vong của bệnh nhân càng cao lên. 

Khả năng di căn của những trường hợp hiếm gặp

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày ác tính

Phương pháp dự phòng

Phương pháp điều trị dự phòng thường được áp dụng cho những bệnh nhân trên 40 tuổi và phát hiện bệnh thông qua quá trình nội soi, sinh thiết hoặc chụp X quang. Trường hợp này cần được điều trị sớm bằng việc cắt bỏ dạ dày. Sau khi cắt bỏ, bệnh nhân sẽ được theo dõi để tránh tái phát bệnh. 

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến với hầu hết các loại ung thư với hy vọng chữa khỏi bệnh cao. Phương pháp này hiện có tỷ lệ chữa trị thành công khoảng 40% ca, trong đó những ca nếu đã bị di căn thì chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Có hai phương pháp phẫu thuật dạ dày phổ biến là: 

Phẫu thuật cắt bán phần dạ dày

Bác sĩ sẽ can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ đi một phần dạ dày có chứa khối u ác tính, chứa các hạch hoặc những vùng nghi ngờ bị di căn. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt một phần các cơ quan khác nếu cơ nguy cơ di căn. 

Phẫu thuật cắt toàn phần dạ dày

Với những khối u ác tính có kích cỡ quá lớn thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cắt toàn bộ dạ dày. Hơn nữa, bệnh nhân cũng có thể sẽ được chỉ định cắt bỏ thêm các cơ quan khác nếu thấy dấu hiệu hoặc nghi ngờ di căn. 

Phẫu thuật cắt toàn phần dạ dày

Phương pháp hoá trị, xạ trị

Kết hợp cùng với phẫu thuật thì bệnh nhân ung thư cũng được điều trị kết hợp với hoá trị, xạ trị để triệt tiêu hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại ở dạ dày. 

Hoá trị và xạ trị mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hai phương pháp này đều gây tổn hại lên các tế bào lành và gây nên những biến chứng nguy hiểm đến cơ thể người bệnh. Đa phần các biến chứng và tác dụng phụ này sẽ hết sau khi người bệnh kết thúc đợt trị liệu bằng hoá trị hoặc xạ trị. 

Như vậy có thể thấy rằng UTDD là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt nếu gặp phải những khối u ác tính hiếm gặp thì càng nguy hiểm hơn. Bệnh thường phát triển âm thầm và không được phát hiện sớm để đưa ra liệu trình điều trị đúng cách. Chính vì vậy, ngay từ khi nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu khác thường thì bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ và các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn. Chúc các bạn luôn giữ cho mình một sức khoẻ tốt nhất. 

>>>Xem thêm: Tổng quan về Ung Thư Dạ Dày

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *