TRĨ CẤP: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

Chảy máu khi đi ngoài, cảm giác đau – sưng – ngứa vùng hậu môn và sa búi trĩ chính là 3 dấu hiệu sớm nhất của bệnh trĩ cấp cho thấy cần điều trị bằng thuốc chữa bệnh trĩ. Chảy máu là biểu hiện đầu tiên, một thời gian sau thì mới bắt đầu sa búi trĩ ra ngoài hậu môn. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh trĩ sẽ khiến cho người bệnh khó chịu, đau đớn, ngứa ngáy.

Bệnh trĩ cấp – nguyên nhân là gì?

Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom là một bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch (tĩnh mạch trực tràng – hậu môn). Đây là bệnh phổ biến ở nước ta, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn dẫn đến nhập viện.

Bệnh có thể xảy ra với cả nam và nữ, ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là từ 30 – 60 tuổi (50% số người từ 50 tuổi trở lên bị trĩ ít nhất là 1 lần trong đời). Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nguy cơ cao mắc bệnh trĩ thường là những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như: cán bộ văn phòng, lái xe và nam giới uống rượu, bia nhiều. Ngoài ra, các đối tượng bị bệnh táo bón mạn tính cũng hay mắc bệnh trĩ.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh trĩ sẽ nặng lên thành bệnh trĩ cấp gây ngứa ngáy khó chịu, đau đớn nhất là khi búi trĩ thò ra ngoài, cọ sát khi vận động. Khi bệnh trĩ cấp nặng do thành các tĩnh mạch dãn mỏng có thể dễ thủng/rách gây chảy máu nhiều, nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra khi đi đại tiện do phải rặn nhiều có thể gây nứt kẽ hậu môn, thậm chí rách tầng sinh môn dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.

Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng, nhất là phụ nữ.

3 dấu hiệu rõ nhất của bệnh trĩ cấp

Chảy máu khi đi ngoài, cảm giác đau, sưng, ngứa vùng hậu môn và sa búi trĩ là những biểu hiện của trĩ cấp cần điều trị bằng thuốc chữa bệnh trĩ.

Chảy máu khi đi ngoài là triệu chứng phổ biến nhất khi bệnh trĩ ghé thăm, chiếm 69%. Máu có màu đỏ tươi, xuất hiện trong lúc đi ngoài có thể lẫn hoặc xuất hiện những dây máu trong chất thải và ngưng khi ngừng đại tiện. Hiện tượng này ít gây khó chịu nên người bệnh biết nhưng thường bỏ qua. Thông thường, tình trạng chảy máu sẽ hết sau 2-3 ngày.

Đau, sưng và ngứa hậu môn chiếm 43% trong các triệu chứng của bệnh trĩ. Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Sa búi trĩ: người bệnh cảm giác như có một phần lạ thập thò ở hậu môn lúc đi đại tiện hoặc sa hẳn ra ngoài. Búi trĩ có thể tự động co lên (bệnh cấp độ 1, 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (bệnh cấp độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ cấp độ 4). Trĩ sa độ 1, 2 ít gây phiền hà hơn, từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, trong khi đó, trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.

Biểu hiện của trĩ cấp

Với 2 cấp độ đầu, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng phương pháp nội khoa như uống thuốc chữa bệnh trĩ, bệnh nhân nên chủ động lựa chọn các sản phẩm thuốc có uy tín, hiệu quả được khoa học chứng minh, kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh.

Với trĩ độ 3 và 4, bác sĩ sẽ can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa như dùng thủ thuật hay phẫu thuật để triệt tiêu búi trĩ. Sau khi điều trị ngoại khoa, bệnh nhân cần tiếp tục dùng thuốc chữa bệnh trĩ để duy trì tình trạng ổn định, ổn định thành mạch, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát trở lại.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác mức độ sa búi trĩ, người bệnh cần đi khám để xác định phương pháp điều trị thích hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *