Thuốc giảm cân: Con dao cả hai lưỡi đều sắc

Rất nhiều người sau một thời gian dài sử dụng thuốc giảm cân cấp tốc, họ thường rơi vào hai trường hợp, thứ nhất chỉ giảm được cân trong thời gian đầu, sau đó cân nặng chững lại. Trường hợp còn lại giảm cân tốt nhưng cơ thể lỏng lẻo, chảy xệ. Họ đều có điểm chung sau khi uống thuốc giảm cân là cơ thể mệt mỏi, uể oải, ngủ không ngon, ăn không ngon miệng, stress nặng.

Khi nào nên giảm cân?

Bạn cần giảm cân khi cân nặng vượt quá giới hạn. Để biết bản thân có nên giảm cân hay không, ta có thể dùng cách tính chỉ số BMI (Body Mass Index) (bài Làm thế nào để biết bạn bị Thừa cân, Béo phì. Thông qua chỉ số này, bạn có thể biết chính xác mình đang mắc bệnh béo phì, thừa cân hay suy dinh dưỡng.

Chỉ số BMI của bạn được tính như sau: BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).

– Trọng lượng cơ thể: tính bằng kg

– Chiều cao x chiều cao: tính bằng m

Bạn có thể tự đánh giá được chỉ số BMI của bản thân theo bảng phân sau:

 

Nếu chỉ số BMI của bạn dưới 25 (đối với nữ), mục tiêu nên giảm mỡ, không phải giảm cân. Trường hợp này thường gặp rất nhiều ở nữ giới, lượng mỡ cao và lượng cơ thấp khiến bạn nhìn béo, sồ sề. Giải pháp cho bạn là tăng lượng cơ để vóc dáng săn chắc hơn.

Ngoài ra, nữ giới thường lầm tưởng giữa 2 khái niệm giảm cân và giảm mỡ. Khi giảm cân, có thể bạn chỉ mất nước, lượng mỡ giữ nguyên, thậm chí tăng lên.

Cơ chế giảm cân của thuốc

Thuốc giảm cân khi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp vào hệ tiêu hoá và những bộ phận có liên quan nhằm giảm hấp thu và gây cảm giác chán ăn. Nhờ đó, lượng dinh dưỡng hàng ngày giảm xuống gây thâm hụt calo và cơ thể giảm được cân.

Thuốc giảm cân chia thành 3 loại chính:

– Thuốc làm chuyển hóa các chất béo trong cơ thể

– Thuốc tạo cảm giác no

– Thuốc gây chán ăn

Ngoài ra, có loại làm mất nước để giảm cân nhanh tức thì. Tất cả thuốc này đều có tác dụng phụ, gây hại cho sức khỏe người sử dụng về lâu dài.

Những tác hại nguy hiểm của thuốc giảm cân

Thuốc tăng cường chuyển hóa các chất gây béo: Loại thuốc này có chứa nội tiết tố tuyến giáp thyroxin, là một chất có khả năng gia tăng chuyển hóa các chất béo. Thuốc chỉ có công hiệu với những người béo phì do thiếu thyroxin. Nó có nguy cơ làm tổn hại tim, ức chế chức năng tuyến giáp nên người dùng dễ bị bướu cổ.

Thuốc làm no ống tiêu hóa: Các chất này không được hấp thụ vào máu mà chỉ nằm trong lòng ruột, hút nước, gây trương nở và làm đầy bụng khiến người uống thuốc luôn thấy no và không có cảm giác đói. Thuốc gây các tác dụng phụ như trướng bụng, đầy hơi.

Sử dụng quá nhiều thuốc giảm cân không hợp lý

Các thuốc gây chán ăn: Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương gây khó ngủ, làm mất cảm giác đói, ăn không ngon và không muốn ăn khiến người sử dụng giảm cân vì thiếu dinh dưỡng. Đây là loại thuốc được sử dụng cho mục đích giảm cân nhiều nhất hiện nay.

Việc lạm dụng loại thuốc này có thể gây nghiện thuốc. Khi không dùng nữa, người sử dụng có tâm trạng chán nản. Những người bị bệnh tim mạch hay huyết áp sử dụng các loại thuốc này vì có thể bị suy tim và đột tử.

Thuốc giảm cân gây mất nước: Thường gặp nhất là thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng. Đây là nhóm thường gây cảm giác khát nước, khô cổ do làm đi tiêu, tiểu nhiều lần trong ngày.

Một nhóm thuốc khác cũng gây khát nước là thuốc làm tăng tốc độ chuyển hóa và trao đổi chất, đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể. Quá trình này đòi hỏi rất nhiều nước tham gia vào sự trao đổi chất nên nhu cầu nước của cơ thể sẽ lớn hơn nhiều so với bình thường.

70% cơ thể là nước, mất nước nhanh và nhiều sẽ gây ra tình trạng rối loạn điện giải khiến cơ thể suy kiệt, huyết áp giảm và giảm lượng máu đến não gây đau đầu. Thiếu nước còn làm giảm chức năng loại bỏ độc của cơ thể.

Nếu cơ thể mất nước quá nhiều dễ dẫn đến cao huyết áp, tổn thương mạch máu, suy mạch vành, tử vong do xuất huyết não, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.

Dừng uống thuốc lại quay về cân nặng cũ?

Người ngưng thuốc sẽ tăng cân trở lại rất nhanh, thậm chí còn mập hơn trước khi sử dụng. Trường hợp này chiếm 70-80%.

Sau một thời gian dùng thuốc giảm cân, cơ thể bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng. Khi dừng thuốc, cơ thể sẽ bật chế độ “dự trữ năng lượng dưới dạng mỡ”. Vì vậy, bạn ăn vào cơ thể lại tích mỡ và tăng cân ngay.

Đọc thêm: CÁCH SỬ DỤNG THUỐC GIẢM CÂN

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *