Tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Ung thư đường tiêu hóa là bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh ung thư. Thế nhưng không phải ai cũng biết được các biểu hiện ung thư đường tiêu hóa để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị sớm. Do đó phát hiện bệnh sớm là chìa khóa thành công của việc điều trị bệnh ung thư.

Tầm soát ung thư là gì

Tầm soát ung thư là quá trình kiểm tra trong quần chúng ngay cả khi không có dấu hiệu của bệnh để có thể tìm ra mầm bệnh hoặc ung thư trong giai đoạn còn rất sớm nhằm giúp cho việc điều trị. Vì thế tầm soát ung thư là vấn đề rất quan trọng trong y học cần phổ cập. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiến tiến và các thiết bị y tế tinh xảo đóng góp rất lớn vào qua trình tầm soát.

Tiêu chuẩn tầm soát ung thư

Chương trình tầm soát ung thư ngoài việc tổn phí rất nhiều về mặt tài chính và nhân lực ý tế nhà khoa học còn phải tuân thủ vấn đề y đức để đánh giá, cân nhắc một chương trình tầm soát có nên thực hiện hay không so với lợi ích của việc tầm soát mang lại.

Theo y học chứng cứ, Sackett nêu các tiêu chuẩn của một ung thư cần phải tầm soát là

  • Bệnh phải có tầm quan trọng về vấn đề sức khỏe cộng đồng
  • Bệnh phải được phát hiện ra sớm, trong giai đoạn tiền lâm sàng
  • Đã biết lịch sử tự nhiên của bệnh khi lên chương trình tầm soát
  • Đã có cách điều trị hữu hiệu khi tầm soát tìm ra
  • Các test để tầm soát phải ít xâm hại, phải được chấp nhận và an toàn
  • Quần chúng phải là đối tượng được tầm soát rộng

Đối tượng cần được tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư tiêu hóa không phân biệt đối tượng, tuy nhiên nhóm người dưới đây có nguy cơ mắc cao hơn:

  • Người >40 tuổi có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Người mắc các bệnh di truyền hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh liên quan đến ung thư dạ dày, ung thư đại tràng hoặc ung thư thực quản.
  • Người có chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh
  • Những người mắc các vấn đề sức khỏe sau: Polyp, viêm loét dạ dày/ đại tràng, có vi khuẩn HP,…

Các loại ung thư đường tiêu hóa có thể tầm soát được

Ung thư thực quản: Loại ung thư này không được khuyến cáo tầm soát rộng rãi trừ ở các đối tượng nguy cơ cao như những người nghiện thuốc lá, thói quen ăn thức ăn nóng, yếu tố ung thư có tính gia đình…Biện pháp tầm soát gồm nội soi thực quản và sinh thiết tổn thương tìm thấy.

Ung thư dạ dày: Chương trình tầm soát được người Nhật thực hiện lần đầu từ năm 1986. Test tầm soát chủ yếu là nội soi dạ dày và test tầm soát được tiêu chuẩn hóa như Xquang dạ dày cản quang với 6 góc nhìn. Châu Âu và châu Mỹ ít gặp bệnh ung thư dạ dày nhưng ở Nhật bệnh gây tử vong 11% ở nam giới.

Ung thư đại tràng : Theo tiêu chuẩn ung thư đại tràng là loại ung thư nên tầm soát hàng đầu vì:

  • Bệnh thường gặp, chiếm 10% ung thư các loại. Ở Việt Nam là loại ung thư đứng hàng thư 3-4, trong đó 6% dân số trên 50 tuổi có ung thư đại trực tràng, là nguyên nhân thứ ba gây tử vong, xu hướng gia tăng ngày càng rõ rệt.
  • Diễn tiến chậm từ mô bình thường hình thành u tuyến lành tính đến ung thư trong khoảng thời gian dài từ 10 đến 15 năm.
  • Tỷ lệ khỏi bệnh sau khi được phẫu thuật rất cao, trên 90%. Nếu phát hiện giai đoạn tiền ung thư với những tổn thương sớm chưa xâm lấn qua lớp dưới niêm mạc, dùng kỹ thuật cắt niêm mạc hoặc cắt dưới niêm mạc qua nội soi, là những kỹ thuật ít xâm hại mà lại điều trị triệt căn được bệnh.

Các test dùng trong tầm soát ung thư đại tràng: Lựa chọn loại test phụ thuộc tình trạng sức khỏe, mức độ nguy cơ của đối tượng và phương tiện có sẵn ở cơ sở y tế.

Các xét nghiệm cần làm trong tầm soát ung thư tiêu hóa

Để tầm soát ung thư đường tiêu hóa người bệnh có thể được chỉ định làm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu để tìm dấu ấn ung thư bao gồm CEA, CA 72-4, CA 19-9 nhằm phát hiện sớm ung thư dạ dày, thực quản, đường tiêu hóa nói chung
  • Tìm máu ẩn trong phân: Đây là xét nghiệm quan trọng nhằm tầm soát ung thư đường tiêu hóa nhất là phát hiện polyp đại tràng. Khối u đại tràng có thể làm máu chảy rỉ ra trong phân.

Nội soi là một trong những biện pháp giúp phát hiện sớm ung thư ở đường tiêu hóa

  • Nội soi dạ dày – thực quản: Kiểm tra thực quản và dạ dày bằng cách sử dụng một ống mỏng, có đèn soi gọi là ống nội soi dạ dày, được đưa qua miệng hoặc mũi đến thực quản và dạ dày. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ lấy vài mẫu mô qua ống nội soi dạ dày và tiến hành sinh thiết dưới kính hiển vi.
  • Nội soi đại trực tràng: Giúp quan sát toàn bộ đại trực tràng, phát hiện sớm dấu hiệu cảnh báo bệnh.
  • Các chẩn đoán hình ảnh khác: Chụp X-quang, siêu âm hay chụp PET/CT…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *