Tầm soát ung thư đại trực tràng là gì?

Ung thư trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất hiện nay. Gây ra hàng trăm nghìn trường hợp tử vong mỗi năm và xu hướng ngày càng gia tăng. Ung thư đại trực tràng hoàn toàn có thể được được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Hiện nay có nhiều phương pháp sàng lọc ung thư đại trực tràng rất hiệu quả đang được áp dụng, từ các phương pháp không xâm lấn đến các phương pháp xâm lấn. Chúng ta hãy xem sàng lọc ung thư đại trực tràng là làm những gì?

1. Ung thư đại trực tràng là gì?

  • Ung thư đại trực tràng là ung thư khởi phát ở đại tràng hoặc trực tràng, có thể gọi là ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tùy thuộc vào vị trí khối u.
  • Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,8 triệu trường hợp mắc mới và hơn 800 nghìn trường hợp tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 8.000 người mắc mới ung thư đại trực tràng được phát hiện.

2. Các biểu hiện của ung thư đại trực tràng

Giống như hầu hết các loại ung thư khác. Ung thư đại trực tràng thường không biểu hiện các triệu chứng đặc hiệu ở giai đoạn sớm. Các triệu chứng rất không đặc hiệu và dễ nhầm với các bệnh lý đường tiêu hóa thông thường khác.

Các biểu hiện sớm của ung thư đại trực tràng như:

  • Rối loạn tiêu hóa:
  • Không điển hình lẫn với các triệu chứng bệnh khác: ợ hơi, chậm tiêu, chướng bụng, đau bụng nhẹ, rối loạn đi ngoài: hay mót ỉa, táo bón, khó rặn…
  • Các triệu chứng kéo dài, kém đáp ứng với điều trị
  • Các rối loạn bài tiết phân.
  • Táo bón hay đi phân lỏng bất thường, kéo dài
  • Phân mỏng hẹp so với bình thường
  • Có máu trong phân
  • Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, gầy sút cân không giải thích được
  • Giai đoạn muộn: Sờ thấy khối u, hạch ở nhiều nơi,hay biểu hiện của di căn.

3. Sàng lọc ung thư đại trực tràng như thế nào?

  • Đa số các trường hợp ung thư đại trực tràng đều bắt nguồn từ các polyp đại trực tràng, thời gian trung bình để polyp tiến triển thành ung thư là khoảng 5 đến 15 năm.
  • Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện sớm tỉ lệ chữa khỏi lên đến 90%, phát hiện ở giai đoạn càng sớm cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao
  • Chính vì các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng và không điển hình nên việc sàng lọc để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
  • Khi bạn có các biểu hiện nghi ngờ, hay có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ kể trên, thì nên tiến hành sàng lọc.

3.1. Khám và khai thác tiền sử, bệnh sử

  • Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử, bệnh sử của bạn, nếu bạn có càng nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh, hay có các biểu hiện gợi ý của bệnh như đã nêu ở trên thì nguy cơ càng cao
  • Thăm khám lâm sàng: Đánh giá tình trạng sức khỏe chung,khám phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ như: Khối ở bụng, khối ở hậu môn trực tràng, hạch ở các vị trí cơ thể…

3.2. Xét nghiệm máu ẩn trong phân ( FOBT)

  • Cơ sở của xét nghiệm: Bình thường trong phân không có máu, khi trong phân có máu thì đó là những gợi ý chỉ dấu bất thường, có thể là ung thư, khối polyp hay loét viêm nhiễm ở đường ruột. Khi có ung thư ở đại trực tràng do đặc điểm ung thư là tăng sinh mạch rất nhiều, các mạch máu dễ bị tổn thương khi có phân đi qua, do đó có thể có máu lẫn trong phân. Máu trong phân nhiều có thể phát hiện qua mắt thường. Tuy nhiên, trường hợp máu trong phân nhỏ rất khó để phát hiện. Chình vì vậy, việc nếu có máu trong phân thì việc xét nghiệm sẽ có độ nhạy cao, có giá trị gợi ý để làm các thăm dò khác sâu hơn.

Xem thêm: Tầm soát ung thư đại trực tràng là gì?

Có 2 phương pháp xét nghiệm máu ẩn trong phân

Xét nghiệm máu trong phân Guaiac (gFOBT)

  • Nguyên lý: Xác định sự có mặt của máu trong phân bằng một phản ứng hóa học
  • Ưu điểm: Xét nghiệm có độ nhạy cao
  • Nhược điểm: Xét nghiệm này đòi hỏi phải lấy ít nhất 3 mẫu phân từ các lần đi ngoài khác nhau. Dương tính với cả máu chảy từ đường tiêu hóa cao ( không phân biệt được máu từ đại trực tràng hay phần cao của đường tiêu hóa). Một số thức ăn, thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt trâu, thịt lợn. ( có thể chứa máu trong thịt, gây dương tính giả), vitamin C , nước chanh (phản ứng với hóa chất làm test, làm giảm khả năng phát hiện máu trong phân). Các loại thuốc giảm đau như: aspirin, ibuprofen trong vòng 7 ngày ( làm nguy cơ chảy máu gây dương tính giả)

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân giúp sàng lọc và phát hiện sớm ung thư đại trực tràng

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân:

  • Âm tính: Không có máu trong phân, nguy cơ bị ung thư đại trực tràng rất thấp, không cần phải làm các thăm dò khác, nên xét nghiệm lại sau mỗi 2 năm
  • Dương tính: Có máu trong phân, có vấn đề ở ruột, đặc biệt là ở đại trực tràng như ( ung thư, polyp, viêm loét ruột, trĩ…), nguy cơ có thể bị ung thư đại trực tràng cũng cao hơn, do đó cần làm các thăm khác như nội soi đại trực tràng để chẩn đoán.

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân miễn dịch hóa học ( iFOBT )

Nguyên lý: xác định protein hemoglobin người có trong tế bào hồng cầu.

  • Ưu điểm: Độ nhạy, độ đặc hiệu cao, ít có phản ứng với máu chảy từ đường tiêu hóa cao như dạ dày, tá tràng (giúp phân biệt tốt máu chảy từ đại trực tràng và các vị trí ở đường tiêu hóa cao), không phải kiêng thức ăn, vitamin khi làm test, chỉ cần lấy 1 mẫu.
  • Nhược điểm: Chi phí cao hơn

3.3. Xét nghiệm DNA trong phân

Tìm kiếm một số đoạn bất thượng của DNA của ung hay tế bào polyp ở trong phân

  • Ung thư đại trực tràng hay tế bào polyp thường có DNA đột biến ở một số gen. Các tế bào đột biến này thường có trong phân ở người bị ung thư. Nếu kết quả là dương tính khi tìm thấy DNA đột biến thì nên tiến hành nội soi đại trực tràng để chẩn đoán.
  • Xét nghiệm này nên làm mỗi 3 năm 1 lần.

3.4. Nội soi đại trực tràng

  • Nội soi đại trực tràng định kỳ ở những người từ 50 tuổi. Là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa phát hiện sớm ung thư.
  • Mục đích: Quan sát toàn bộ khung đại tràng và trực tràng thông qua ống nội soi có camera, tiến hành sinh thiết lấy bệnh phẩm nếu có nghi ngờ, hoặc tiến hành điều trị loại bỏ polyp khi có chỉ định
  • Chuẩn bị trước khi nội soi: Trước khi nội soi đại trực tràng thì yêu cầu đại trực tràng phải sạch, không có phân để thuận lợi trong việc quan sát. Trước khi nội soi 1 ngày bạn được yêu cầu ăn nhẹ. Được làm sạch đại tràng bằng các biện pháp như dùng thuốc, thụt hậu môn.
  • Tiến hành trong nội soi: Bệnh nhân có thể lựa chọn nội soi gây mê hoặc nội soi không gây mê. Dùng ống nội soi ống mềm kích thước khoảng bằng đầu ngón tay, có gắn camera. Đi từ đường hậu môn đưa lên trực tràng, toàn bộ đại tràng của bệnh nhân. Quan sát được toàn bộ mặt trong của đại tràng, trực tràng và hậu môn để chẩn đoán và thực hiện các thủ thuật nếu cần thiết. Quá trình có thể mất từ 10 đến hơn 30 phút.
  • Ưu điểm: Cho phép quan sát toàn bộ mặt trong của hậu môn, trực tràng, đại tràng, giúp chẩn đoán tốt. Có thể thực hiện sinh thiết lấy bệnh phẩm hoặc điều trị đốt, cắt bỏ polyp khi có chỉ định. Một phương pháp vừa giúp chẩn đoán vừa điều trị. Thời gian tiến hành khá nhanh, ít gây biến chứng, có thể thực hiện nhiều lần
  • Nhược điểm:Bệnh nhân có thể cảm nhận một vài khó chịu như chướng hơi, đầy bụng.Có thể gây tổn thương đường tiêu hóa của bệnh nhân, đòi hỏi trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ kỹ thuật viên chuyên nghiệp

Xem thêm: Các phương pháp phẫu thuật giảm béo

3.5. Chụp cắt lớp vi tính đại trực tràng

  • Mục đích: Chụp cắt lớp vi tính đại trực tràng và tiểu khung, cho phép quan sát các tổ chức bất thường, khối u, ung thư ở đại trực tràng, đánh giá tình trạng xâm lấn khối ung so với xung quanh, đánh giá tình trạng hạch ổ bụng nếu nghi ngờ di căn
  • Chuẩn bị: Cần chắc chắn bệnh nhân không có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang, không có các chống chỉ định tia xạ ( có thai..). Đảm bảo đại tràng và trực tràng trống để cho hình ảnh đẹp, tránh nhiễu.
  • Tiến hành: Chụp cắt lớp vi tính đại trực tràng được tiến hành trong phòng chụp chuyên dụng.Trong quá trình chụp bệnh nhân có thể được bơm hơi và trong đại tràng , trực tràng để cho hình ảnh rõ nét hơn.
  • Ưu điểm: Không xâm lấn, không cần gây mê, áp dụng cho những người không thể nội soi, sợ nội soi
  • Nhược điểm: Không thể đánh giá chi tiết trong lòng đại trực tràng như nội soi, không sinh thiết hay thực hiện các thủ thuật điều trị, có nguy cơ nhiễm xạ, dị ứng thuốc cản quang, cảm thấy đầy hơi, khó chịu khi bơm khí vào trực tràng.

3.6. Dấu ấn sinh học phát hiện ung thư đại trực tràng CEA

  • CEA là tên viết tắt của kháng nguyên ung thư phôi (carcinoembryonic antigen). Một glycoprotein có thành phần carbohydrate chiếm khoảng 50%. Khối lượng phân tử tương đối của CEA nguồn gốc từ ung thư biểu mô đại trực tràng là 180 kDa.

Sinh học của CEA

  • CEA là một glycoprotein có ở màng bào tương của các tế bào màng nhày (mucosal cells) bình thường nhưng số lượng có thể tăng lên trong các ung thư thể tuyến (adenocarcinoma), đặc biệt là ung thư đại trực tràng [6]. Nồng độ trong mô cao nhất của CEA được thấy ở ung thư biểu mô đại trực tràng nguyên phát (primary colorectal carcinomas) và di căn gan của ung thư này. Với nồng độ CEA trong màng nhày đại tràng có thể cao gấp 500 lần giá trị bình thường. CEA cũng thể hiện quá mức trong các ung thư biểu mô khác như ung thư dạ dày, vú, phổi, … Từ các tế bào ung thư biểu mô, CEA được bài tiết vào máu tuần hoàn . Và có thể được xác định bằng phương pháp định lượng miễn dịch (immunoassay).
  • Gen mã hóa cho CEA gồm ít nhất 17 gen có cấu trúc tương tự nhau. Do sự giống nhau về cấu trúc của các protein kháng nguyên của các gen này. Các kháng thể có thể phản ứng chéo với các thành viên khác của gia đình CEA. Các bạch cầu hạt, các đại thực bào và tế bào lát đường mật cũng chứa các kháng nguyên có khả năng kháng chéo này nên có thể gây (+) tính giả. Vì vậy, các kháng thể đơn dòng được sử dụng để định lượng đặc hiệu CEA không được phản ứng chéo với các kháng nguyên khác của các tế bào hoặc mô này.
  • CEA có thời gian bán hủy (half-life) là khoảng 2 – 8 ngày.

Mục đích CEA

  • Xét nghiệm CEA có thể được sử dụng để:
  • Theo dõi hiệu quả điều trị, xác định giai đoạn, tiên lượng và đánh giá tái phát ung thư đại trực tràng ở bệnh nhân ung thư đại tràng đã được chẩn đoán. Một xét nghiệm CEA ban đầu thường được thực hiện trước khi điều trị như một giá trị “nền”. Nếu mức độ CEA tăng thì có thể được sử dụng để theo dõi đáp ứng đối với điều trị. Để xác định xem ung thư tiến triển hoặc tái phát.
  • CEA cũng có thể được sử dụng như một dấu ấn của các ung thư. Ví dụ: tuyến giáp thể tuỷ, phổi, vú, gan, tuyến tụy, dạ dày và buồng trứng.
  • CEA trong chất dịch cơ thể có thể giúp xác định xem ung thư đã xâm lấn lan rộng đến một khoang cơ thể. Ví dụ, dịch phúc mạc, dịch màng phổi hoặc dịch não tủy .Không phải tất cả các loại ung thư đều sản xuất CEA và một thử nghiệm CEA (+) tính không phải lúc nào cũng do ung thư. Vì vậy, CEA không được khuyến cáo để sàng lọc trong cộng đồng dân cư không triệu chứng.

CEA được chỉ định khi nào?

  • Xét nghiệm CEA có thể được chỉ định khi một người đã được chẩn đoán là bị ung thư đại tràng . CEA sẽ được định lượng trước khi bắt đầu điều trị. Sau đó được xét nghiệm theo thời gian. Để đánh giá hiệu quả điều trị, tiên lượng và phát hiện tái phát.
  • Đôi khi xét nghiệm CEA có thể được thực hiện khi nghi ngờ ung thư nhưng chưa được chẩn đoán. Đây không phải là một xét nghiệm sử dụng chung cho các ung thư. Vì CEA có thể tăng trong nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên nó vẫn có thể được chỉ định để có thể cung cấp thêm thông tin cho chẩn đoán tùy bệnh cảnh cụ thể của lâm sàng.
  • Xét nghiệm CEA dịch cơ thể có thể được chỉ định để phát hiện khối u đã xâm lấn hoặc di căn đến các khong cơ thể (ví dụ, di căn lan rộng đến khoang phúc mạc, màng phổi hoặc não) .

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *