Tại sao ung thư gan ở nam nhiều hơn nữ?

Ung thư gan là nỗi lo sợ của tất cả mọi người. Người mắc bệnh ung thư gan sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan, suy thận, di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể và hậu quả cuối cùng gây tử vong. Vậy ung thư gan là gì? Tại sao ung thư gan ở nam lại nhiều hơn ở nữ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao nam giới bị ung thư gan nhiều hơn nữ giới?

Nguyên nhân gây ung thư gan chưa được biết chính xác. Tuy nhiên nghiện rượu bia, thuốc lá chính là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Người uống rượu bia và các chất kích thích kéo dài kéo sẽ dẫn tới xơ gan. Giai đoạn bệnh tiến triển từ xơ gan sang ung thư gan là rất nhanh nếu như không được kiểm soát chặt chẽ. Chính thói quen uống bia rượu phổ biến tại Việt Nam đã đưa nước ta trở thành quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất thế giới theo số liệu năm 2018.

Ung thư gan gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, do thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá ở nam giới nhiều hơn nên tỷ lệ mắc ung thư gan ở nam cao gấp 3 lần so với nữ giới.

Bên cạnh yếu tố uống rượu bia, thuốc lá, ung thư gan cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thủ phạm chính gây nên bệnh ung thư gan là virus viêm gan B. Người bị nhiễm viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm loại virus này. Thống kê đã chỉ ra rằng, có khoảng 81% người mắc viêm gan B bị ung thư gan. Chính vì vậy, người bị viêm gan B cần hết sức chú ý tới việc thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng bệnh tốt nhất.

Nguyên nhân ung thư gan
Rượu bia làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan

Đối với những bệnh nhân bị xơ gan cần được chăm sóc sức khỏe và điều trị tích cực. Bởi ung thư gan là diễn biến tiếp theo của xơ gan. Do đó người có tiền sử bị bệnh xơ gan cần nâng cao ý thức về tình trạng sức khỏe bản thân.

Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc ung thư gan cũng càng lớn. Cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là khám sàng lọc ung thư gan đối với nam trên 40 tuổi và nữ trên 50 tuổi để có thể phòng ngừa ung thư gan tốt hơn.

Cần hiểu rằng, ung thư gan không phải là một bệnh di truyền. Tức cha, mẹ, anh, chị hoặc ông bà mắc ung thư gan thì con cái sinh ra cũng mắc ung thư gan là không phải. Bởi sự di truyền của ung thư gan được gọi là “tập hợp gia đình”. Ví dụ mẹ bị viêm gan B “truyền” virus viêm gan B cho con.

Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan B kịp thời cho đứa trẻ ngay cả khi người mẹ mang virus viêm gan B, thì đứa trẻ đó có thể được kiểm soát tốt.

Các loại thực phẩm được bảo quản không tốt, dự trữ trong môi trường nóng và ẩm dễ sinh ra nấm, mốc. Một số loại nấm có khả năng sinh ra Aflatoxin, là chất gây ung thư mạnh trên thực nghiệm. Làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

  • Tiếp xúc với hóa chất độc

Môi trường làm việc chứa chất có độc tính với gan như phòng thí nghiệm, thử nghiệm hạt nhân…. có thể kể tới Dioxin.

Môi trường làm việc có chứa các chất độc hại với gan như phòng thí nghiệm

2. Điều trị ung thư gan

Nếu ung thư gan được phát hiện ở giai đoạn sớm, sức khỏe bệnh nhân tốt thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Bởi các biện pháp như hóa chất, miễn dịch hoặc quang tuyến chỉ là hỗ trợ và tạm thời. Phẫu thuật là phương pháp đem lại hiệu quả cao. Sau khi mổ, người bệnh cần được chăm sóc sức khỏe 1 cách khoa học thì khả năng hồi phục sẽ rất nhanh.

Điều đáng lo ngại là, hầu hết những người bị ung thư gan thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, điều trị lúc này sẽ rất khó khăn mà hiệu quả lại không cao

Sàng lọc ung thư gan

Việc điều trị ung thư gan giai đoạn muộn thường không mang lại kết quả lâu dài, mục tiêu lúc này là làm thuyên giảm các triệu chứng của ung thư và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: thể trạng, sức khỏe, kích thước khối u, mức độ tiến triển của bệnh,…mà bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp điều trị khác nhau như hóa trị, xạ trị…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *