Tác dụng phụ của xạ trị ung thư thực quản

Ung thư thực quản là loại ung thư khá phổ biến, đứng hàng thứ 7 trong 10 loại ung thư phổ biến và đứng hàng thứ 3 trong các loại ung thư đường tiêu hóa sau ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Bệnh có tiên lượng bệnh xấu và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh không rõ nguyên nhân nhưng các yếu tố nguy cơ chính của ung thư thực quản là hút thuốc, uống rượu và bệnh Barret thực quản.

1.Các phương pháp điều trị ung thu thực quản

Bao gồm: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

  • Xạ trị là phương pháp điều trị quan trong có thể được chỉ định ở mọi giai đoạn của bệnh.
  • Hóa xạ trị tiền phẫu trong ung thư thực quản 1/3 giữa – dưới làm giảm nguy cơ tái phát sau phẫu thuật.
  • Để quá trình xạ trị được liên tục và đạt kết quả tốt thì việc theo dõi, xử trí và chăm sóc các tác dụng phụ cho bệnh nhân cần phải được chú trọng.

Hình minh họa ung thư thực quản 1/3 dưới

2.Tác dụng phụ của xạ trị ung thư thực quản

Được chia thành 2 nhóm chính:

  • Tác dụng phụ sớm xảy ra trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc xạ trị.
  • Tác dụng phụ muộn xảy ra sau khi kết thúc xạ trị 6 tháng và có thể kéo dài nhiều năm.

2.1. Tác dụng phụ sớm:

  • Thường thấy trên các tế bào có tốc độ tăng trưởng nhanh như tế bào da, niêm mạc, tủy xương.
  • Có thể gặp ngay khi bắt đầu xạ trị như: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn. Tuy nhiên các triệu chứng này thường ở mức độ nhẹ.
  • Viêm da vùng xạ trị thường có ở bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 trên: có thể xuất hiện từ tuần thứ 2 trở đi. Mức độ nặng có thể có viêm da khô, hoại tử ướt, loét.
  • Khi bị hoại tử ướt, bệnh nhân phải dừng xạ, vệ sinh vùng tổn thương hàng ngày, cắt lọc hoại tử, bôi kem sát khuẩn.
  • Nuốt đau, nuốt khó do viêm niêm mạc thực quản. Có thể khắc phục bằng cách ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, chia nhỏ các bữa ăn, không ăn đồ cay nóng.
  • Có thể tư vấn cho bệnh nhân mở thông hỗng tràng hoặc mỏ thông dạ dày nuôi dưỡng trước xạ trị, nhất là các trường hợp có nuốt nghẹn độ 2 trở lên.
  • Viêm phổi do tia xạ: đây là biến chứng nặng nề, có thể gặp nếu sau xạ trị 2-4 tuần, đặc biệt khi hóa xạ trị đồng thời. Khi có viêm phổi, cần dừng xạ trị, điều trị kết hợp corticoid, kháng sinh, long đờm.

2.2 Tác dụng phụ muộn:

  • Hẹp thực quản.
  • Thủng, rò thực quản.
  • Xơ phổi.
  • Thiếu máu cơ tim cục bộ.

3. Chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư thực quản

3.1 Chuẩn bị bệnh nhân trước điều trị

  • Giải thích, động viên, làm tốt công tác tư tưởng, chuẩn bị về tâm lý, tránh căng thẳng, sợ hãi để bệnh nhân tin tưởng và yên tâm điều trị.
  • Đặc biệt cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất, tăng cường thể lực, nghỉ ngơi, hạn chế vận động nặng trong quá trình điều trị.
  • Bệnh nhân được đánh giá nguy cơ dinh dưỡng trước điều trị bằng thang điểm SGA hoặc PG-SGA; chỉ định can thiệp dinh dưỡng nếu có suy dinh dưỡng.

3.2. Trong quá trình điều trị xạ trị ung thư thực quản

Dinh dưỡng:

  • Chế độ ăn cần đảm bảo mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sinh tố, bơ, sữa, trứng quấy, sữa chua, chuối ..
  • Tăng cường chất đạm: uống nhiều nước, không ăn đồ rắn, cay chua, nóng.
  • Không sử dụng chất kích thích: rượu, bia, hút thuốc, cà phê.
  • Bệnh nhân cần được theo dõi cân nặng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng hàng tuần.
  • Trong tình trạng bệnh nhân ăn uống kém qua đường miệng, thì cần phải xem xét chỉ định mở thông dạ dày hoặc ruột non nuôi dưỡng.

Phương pháp mở thông dạ dày nuôi dưỡng.

 

Vệ sinh đường hô hấp:

  • Bệnh nhân nên giữ gìn vệ đường hô hấp thường xuyên như súc họng bằng nước sát khuẩn, đánh răng 2-3 lần/ngày, đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Chăm sóc da:

  • Mặc quần áo mềm, rộng, tránh cọ sát làm tổn thương da.
  • Không để da vùng tia tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bằng cách hạn chế ra ngoài, đội mũ có vành rộng.
  • Không gãi, kỳ mạnh trên da vùng tia, nên sử dụng xà phòng trung tính hoặc của trẻ em để tắm rửa, vệ sinh .
  • Bôi kem dưỡng ẩm trên da vùng tia 2-3 lần/ngày. Trước khi bôi cần vệ sinh sạch sẽ, không bôi trước khi xạ 2 tiếng.

3.3. Sau xạ trị

  • Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị là một bước rất quan trọng ảnh hưởng tới kết quả điều trị cũng như quá trình hồi phục sức khỏe.
  • Bệnh nhân được hẹn tái khám sau xạ trị 1 tháng và mỗi 3 tháng sau đó để đánh giá kết quả điều trị và xử trí các tác dụng phụ.
  • Bệnh nhân cần được hướng dẫn tiếp tục chăm sóc da vùng xạ, đảm bảo sạch sẽ, tránh cọ sát dễ gây viêm loét sau xạ.
  • Vấn đề dinh dưỡng cũng cần được chú trong đặc biệt trong thời gian hồi phục.
  • Bệnh nhân thường bị thay đổi khẩu vị, đắng miệng, đau rát khi nuốt dẫn tới biếng ăn, lâu dẫn sẽ bị giảm cân, suy dinh dưỡng.
  • Vì vậy, để giảm các triệu chứng khó chịu trên, bệnh nhân nên súc miệng trước khi ăn, ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày, tăng cường ăn những món khoái khẩu.
  • Nên ăn giàu năng lượng, nhiều đạm, uống nhiều nước, đặc biệt là những thức uống có chứa dưỡng chất, sữa, nước ép hoa quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *