Phẫu thuật TaTME nhìn ra thế giới !!!

Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt trực tràng qua đường hậu môn TaTME được áp dụng tại các trung tâm y khoa hàng đầu trên thế giới. Vậy hiên tại ở Việt Nam phương pháp này được áp dụng như thế nào.

1. Phẫu thuật TaTME trên thế giới

Hầu hết các tác giả đều cho rằng kỹ thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng trong phẫu thuật nội soi cắt trực tràng qua đường hậu môn TaTME bằng sự phối hợp qua 2 đường: từ trên xuống (qua ổ bụng) và từ dưới lên (qua hậu môn) thuận lợi hơn các phương pháp khác ở những bệnh nhân có u kích thước lớn, chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index) cao, nam giới có khung chậu hẹp hoặc đã hóa – xạ trị tiền phẫu.

Kết quả về một số đặc điểm bệnh nhân trước mổ ở các nghiên cứu (bảng 1.1).

Bảng 1.1. Một số đặc điểm bệnh nhân trước mổ.

Trên phương diện phẫu thuật, kết quả nghiên cứu trong bảng 1.1 cho thấy đa số các bệnh nhân không thuận lợi về mặt giải phẫu. Theo Atallah, chính những đặc điểm giải phẫu như vậy lại là lợi thế của phương pháp phẫu thuật TaTME.

Lacy và cộng sự nghiên cứu trên 140 bệnh nhân được phẫu thuật TaTME, kết quả ung thư học tại bảng 1.2.

Bảng 1.2. Kết quả ung thư học.

Kết quả nghiên cứu có tỷ lệ tái phát tại chỗ và di căn xa tương ứng 2,3% và 7,6% qua theo dõi 14 tháng.

Tuech và cộng sự nghiên cứu trên 56 bệnh nhân phẫu thuật TaTME, kết quả chức năng ở 52 bệnh nhân tại bảng 1.3 (trừ 4 bệnh nhân đã làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn).

Bảng 1.3. Kết quả chức năng của phẫu thuật TaTME

Phân tích áp suất tại ống hậu môn đánh giá hậu quả của sự giãn nở cơ thắt sau phẫu thuật nội soi qua đường hậu môn Zhang và cộng sự chỉ ra chức năng cơ thắt biểu hiện suy giảm đỉnh điểm vào tuần thứ 2 sau mổ (tương ứng với điểm Wexner trung bình là 4,1 ± 0,8 điểm), sự cải thiện dần ở những tuần tiếp theo và phục hồi gần tương tương trước mổ ở tháng thứ 6 (biểu đồ 2.1) [95].


Biểu đồ 1.1. Thay đổi áp suất tại ống hậu môn và điểm Wexner theo thời gian.

Nguồn: Zhang H.W (2012).

Một số kết quả phẫu thuật ở các nghiên cứu khác (bảng 1.4).

Bảng 1.4. Một số kết quả phẫu thuật TaTME

 

Kết quả bảng 1.5 : Tỷ lệ cắt bỏ R0 dao động từ 94% – 97,3%, mạc treo trực tràng cắt hoàn toàn 72 – 97,5%, chuyển mổ mở từ 0 – 7,5% và tử vong phẫu thuật từ 0 – 0,5%.

Nghiên cứu của Xu và cộng sự trên 2 nhóm bệnh nhân : Nhóm A có 41 bệnh nhân mổ theo các phương pháp truyền thống và nhóm B có 74 bệnh nhân mổ bằng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt trực tràng qua đường hậu môn TaTME, kết quả tại bảng 1.5 và bảng 1.6.

Bảng 1.5. So sánh chất lượng mạc treo trực tràng sau cắt

Qua đó tác giả nhấn mạnh ưu điểm của cách tiếp cận từ dưới lên để đạt được một mạc treo trực tràng còn nguyên vẹn sau cắt nhất là ở phần đầu xa (hình 1.1).

Hình 1.1. Chất lượng bệnh phẩm. Mặt trước (A). Mặt sau (B).

Đường màu đen: Ranh giới của đường cắt từ trên xuống và từ dưới lên.

Nguồn: Xu. W (2016).

Về các biến chứng của phẫu thuật, kết quả thể hiện trong bảng 1.6 cho thấy phẫu thuật nội soi cắt trực tràng qua đường hậu môn TaTME không gặp biến chứng nghiêm trọng và có thể so sánh được với phẫu thuật truyền thống.

Bảng 1.6. So sánh một số biến chứng của các phương pháp phẫu thuật.

2. Tình hình tại Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Khoa phẫu thuật Ống Tiêu Hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 7/2017 – 8/2020, áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt trực tràng qua đường hậu môn TaTME cho 45 bệnh nhân chẩn đoán ung thư trực tràng 1/3 giữa và dưới. Kết quả: Tuổi trung bình: 64,56 ± 10,97 tuổi, chỉ số chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình: 20,5 ± 2,5 kg/m2. Thời gian phẫu thuật: 145,33 ± 22,47 phút. Tỷ lệ tai biến, biến chứng: 33,3%. Mạc treo trực tràng cắt hoàn toàn 77,8%, gần hoàn toàn 17,8%; Diện cắt xa (-) 100%, CRM- 88,9%. Chức năng cơ thắt hậu môn sau mổ 9 tháng: Kirwan I và Kirwan II : 81,2%. Kết luận: phẫu thuật nội soi cắt trực tràng qua đường hậu môn TaTME là khả thi và an toàn, có chất lượng mạc treo trực tràng được cắt tốt.

Phạm Như Hiệp báo cáo kết quả phẫu thuật nội soi qua đường tự nhiên điều trị ung thư đại trực – tràng ở 22 bệnh nhân (gồm có 18 bệnh nhân ung thư trực tràng, 3 bệnh nhân ung thư đại tràng sigma và 1 bệnh nhân ung thư đại tràng xuống) từ 12/2013 – 9/2015 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Trong đó các bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi đường hậu môn. Kết quả chung: thời gian phẫu thuật trung bình là 258 ± 40 phút (190 – 300), thời gian có nhu động ruột đa số ngày thứ 1 sau mổ (16 bệnh nhân ), chức năng cơ thắt sau mổ rất tốt (18 bệnh nhân), ngày nằm viện trung bình là 7 ± 2,8 (4 – 14) ngày. Tác giả cho rằng phẫu thuật nội soi qua đường hậu môn và âm đạo điều trị ung thư đại tràng là khả thi, an toàn.

Tiến bộ trong y học luôn mang tính thừa kế và phát triển. Chúng tôi cho rằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa. Những kỹ thuật ở hiện tại có thể chỉ là một “khía cạnh” trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu ở tương lai. Phát triển kỹ thuật, nâng cao trình độ, kinh nghiệm và an toàn trong điều trị. Từng bước mang lại lợi ích cho bệnh nhân là mục tiêu hàng đầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *